Đức hạnh Nhẫn nhục
Sống hạnh nhẫn nhục như thế nào?
1- Người ta chửi mình, mình không nên chửi lại.
2- Người ta đánh mình, mình không nên đánh lại.
3- Người ta nói dối không thật nhưng mình không nên chỉnh sửa sai những điều đó, vì chỉnh sửa sai những điều đó người ta sẽ xấu hổ sinh thù oán.
4- Người ta nói nặng lời với mình, những lời nói thô lỗ mình không nên nặng lời và dùng những lời nói thô lỗ với họ. Vì dùng những lời nói qua lại như vậy chẳng khác nào như chửi mắng nhau.
5- Người ta nói xấu mình nhưng mình không nói xấu lại.
6- Người ta hay tranh luận hơn thua với mình thì mình nên tránh không nên tranh luận hơn thua với họ.
7- Người nói đúng nói sai mình chỉ biết làm thinh không nói đúng sai, nói phải, nói trái mặc dù chúng ta biết rất rõ đúng sai phải trái nhưng không phê phán ai cả.
8- Người ta cho mình ăn cái gì thì mình ăn cái nấy không chê dỡ hay khen ngon.
Gợi ý
-
Đức hạnh
là thiện pháp, mang lại cho con người một cuộc sống an vui và hạnh phúc, là hành động sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh hằng ngày của mỗi con người. Đức hạnh gồm có: 1- Ba đức hạnh tại gia: Nhẫn nhục,...
-
Đức hạnh Bằng lòng
là vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác, tức là chấp nhận và vui vẻ. Một người luôn luôn giữ gìn được tâm Bằng lòng thì người ấy sống không còn chút gì đau khổ trong lòng, không còn bị những ác pháp làm...
-
Đức hạnh của giới luật
là đức hạnh không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, hay nói cách khác là Giới luật, là nền tảng đạo đức của Phật giáo, là hạnh ly dục ly ác pháp. Hạnh ly dục ly ác pháp là hạnh bất động tâm, là tâm...
-
Đức hạnh của Tăng, Ni
phải thông suốt Thánh giới uẩn của người cư sĩ và thông suốt 10 giới Sa Di, 250 giới Tỳ kheo Tăng và 348 giới Tỳ kheo Ni và thông suốt toàn bộ đức hạnh của giới kinh như kinh Sa Môn Quả, kinh Sa Môn Hạnh, kinh Phạm Võng,...
-
Đức hạnh độc cư đúng
Con đường tu học của Phật giáo có ba chặng: Chặng đầu gọi là Giới, chặng giữa gọi là Định, chặng cuối cùng gọi là Tuệ. Độc Cư cũng chia ra làm ba giai đoạn tu tập: 1- Giai đoạn đầu: Độc cư giới tức là giữ gìn độc cư...
-
Đức hạnh Tùy thuận
Đức hạnh Tùy thuận là đức hạnh giúp cho loài người sống bình an yên vui. Người sống với đức hạnh tùy thuận là người biết sống hòa hợp với mọi người mà không làm khổ mình khổ người. Đức hạnh tùy thuận là một hành động sống đạo đức...
-
Danh hiệu Đức Hạnh và Trí Hạnh của Phật
1- Như Lai; 2- Ứng cúng; 3- A La Hán; 4- Chánh Đẳng Giác; 5- Minh Hạnh Túc; 6- Thiện Thệ; 7- Thế gian Giải; 8- Vô Thượng sĩ; 9- Điều Ngự Trượng Phu; 10- Thiên Nhân Sư; 11- Phật; 12- Thế Tôn”.
-
Muốn học đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau
thì ta phải biết tôn trọng và cung kính pháp bảo của Phật, tức là những lời dạy đạo đức của Đức Phật. Có cung kính và tôn trọng những lời dạy đạo đức của Đạo Phật thì mới có tâm từ bi; có tâm từ bi mới biết thương...
-
Giới tướng đức hạnh của 8 Quan Trai Giới
có 8 giới. 1.- Giới thứ nhất: Cấm sát sanh. 2.- Giới thứ hai: Cấm tham lam trộm cắp. 3.- Giới thứ ba: Cấm dâm dục là giới đức thanh tịnh, có sáu nơi vi phạm: 1- Vi phạm giới bằng mắt, 2- Vi phạm giới bằng tai, 4- Vi...
-
Độc cư giới luật đức hạnh Ngũ Giới
1- Độc Cư Ý hành: với sự hộ trì bảo vệ ý căn không được nghĩ điều xấu ác cho người khác, dù người khác nghĩ những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn phải nghĩ điều thiện với họ để thực hiện đức hiếu sinh với mình,...
-
Năm đức hạnh
khi giữ gìn giới luật được nghiêm túc, gồm có: 1- Đức kiên Trì. 2- Đức tịch tĩnh. 3- Đức thiền định. 4- Đức quán hạnh. 5- Đức độc cư.
-
Năm giới đức hạnh
đó là: 1- Giới thứ nhất không giết hại và ăn thịt chúng sanh, đó là đức hiếu sinh tức là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này vậy. 2- Giới thứ hai không tham lam trộm cắp, cướp giựt, không lấy của không cho, từ bỏ lấy...
-
Tám đức hạnh
là: 1- Đức hiếu sinh. 2- Đức buông xả, không tham lam. 3- Đức chung thủy. 4- Đức thành thật. 5- Đức minh mẫn. 6- Đức tự nhiên và thanh bần. 7- Đức trầm lặng độc cư.8- Đức ly dục.
-
Giới luật đức hạnh
gồm có: 1- Năm giới (Ngũ Giới) căn bản của người cư sĩ. 2- Mười giới Sa Di (Thập Giới Sa Di) của người xuất gia. 3- Hai trăm năm mươi giới tỳ-kheo Tăng (250 Giới tỳ-kheo Tăng) của tu sĩ nam, hay Ba trăm bốn mươi tám giới tỳ-kheo...
-
Đầy đủ lòng tin đối với Giới Luật Đức Hạnh
Giới luật đức hạnh của Phật giáo là một sự sống mang lại sự an vui cho mình, cho người và cho tất cả các loài chúng sanh. Giới luật đức hạnh của Phật có một phong cách sống làm người có văn hóa và đạo đức, thực hiện một...
-
Lớp đức hạnh
5 lớp đức hạnh đầu tiên trong Bát Chánh Đạo của Phật giáo: 1-Chánh kiến , 2-Chánh tư duy, 3-Chánh ngữ, 4-Chánh nghiệp, 5- Chánh mạng. Gồm có những bài học và tu tập Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện.
-
Tri kiến giải thoát và đức hạnh
là giới luật của Phật. Cho nên, đức Phật dạy: “Tri kiến ở đâu là giới luật ở đó, giới luật ở đâu là tri kiến ở đó”.
-
Chín đức hạnh
gồm có: 1/ Đức hiếu sinh (Lòng thương yêu sự sống của muôn loài). 2/ Đức buông xả (Không gian tham trộm cắp cướp giựt, móc túi, lấy của không cho). 3/ Đức chung thủy (Không tà dâm lấy vợ người, chồng người khác).4/ Đức thành thật (Không nói dối)....