An trú trong an trú
Vì thế dòng suy tư ấy không được tác ý diệt nó, vì diệt nó khiến cho tri kiến giải thoát bị diệt mất. An trú trong an trú (bất động tâm) thì những dòng suy tầm ác phải đoạn dứt bằng pháp như lý tác ý, còn những dòng suy tầm thiện thì không được diệt mà hãy tăng trưởng như trong pháp môn Tứ Chánh Cần đã dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”.
Khi đang an trú như vậy tâm hướng đến đứng thì liền đứng lại, chứ không phải khi tâm hướng đến đứng lại mà không đứng lại vẫn tiếp tục đi kinh hành, là tu sai pháp môn Tứ Niệm Xứ. Trong khi đứng lại cũng phải biết rõ ràng trong khi đứng lại không có một niệm nào tham, sân, si khởi lên.
Đó là đang an trú trong an trú. Hướng tâm không phải là vọng tưởng. Cho nên, nếu an trú trong an trú tức là khi trong tâm thanh thản an lạc và vô sự, mà nếu có những niệm khởi trong tâm thì không phải toàn bộ những niệm đó đều là vọng tưởng hết.
Kinh dạy: "Trong khi Ta đang đi kinh hành thời tham ưu và các bất thiện pháp không chảy vào, ở đây vị ấy ý thức rõ như vậy. Này Ananda nếu Tỳ kheo an trú trong an trú này tâm vị ấy hướng đến đứng lại vị ấy đứng lại và nghĩ rằng: Trong khi ta đang đứng lại thời tham ưu và các pháp bất thiện không chảy vào”.
Nếu tâm hướng đến ngồi, liền ngồi xuống nhưng ý thức biết rất rõ ràng hành động ngồi mà không có một niệm tham ưu hay các ác pháp nào xen vào trong khi đang ngồi. Ngồi mà vẫn thấy tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Nếu tâm hướng đến nằm thì chúng ta nằm xuống với tâm tỉnh giác an lạc, thanh thản và vô sự tức là tu tập đúng pháp, dù đang nằm nhưng vẫn an trú trong sự an trú. Trong khi an trú tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự trong bốn oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, đều sống trong một tâm ấy, nhưng tâm hướng đến đi chúng ta đi, tâm hướng đến đứng chúng ta ứng, tâm hướng đến ngồi chúng ta ngồi, tâm hướng đến nằm chúng ta nằm, nhưng chúng ta đều ý thức rất rõ đi, đứng, ngồi, nằm an trú trong sự an trú thanh thản, an lạc và vô sự.
Nếu trong đó niệm tham ưu và các bất thiện pháp thì phải diệt ngay liền, còn tất cả niệm khác thì không nên diệt. Đang ở trong trạng thái an trú trong sự an trú ấy tâm hướng đến độc thoại tào lao, như “Nói chuyện đời, chuyện thiên hạ, chuyện bạn bè, chuyện tình tứ trai gái, v.
...”, khởi ra trong tâm thì tác ý đình chỉ nó ngay liền. Vì tâm độc thoại như vậy là vọng tưởng.Còn ngược lại tâm hướng đến độc thoại li tham, đoạn ác pháp, xa lìa, viễn li, từ bỏ tâm tham, sân, si, và các ác pháp khác như: Thất kiết sử, ngũ triền cái, thân ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên, v.
... thì hãy tiếp tục, đừng có dừng, vì nó không phải là vọng tưởng mà nó đang triển khai tri kiến giải thoát li tham, đoạn ác pháp. Cho nên, tâm hướng đến độc thoại thì không được nói chuyện ngoài vấn đề để ly tham đoạn ác pháp, hay vấn đề viễn ly, trừ bỏ đoạn diệt tâm tham, sân, si. Người tu tập Tứ Niệm Xứ an trú trong sự an trú cũng giống như người sống bình thường cũng đi, đứng, ngồi, nằm, đều theo sự hướng tâm chủ động điều khiển rất tỉnh giác.
Gợi ý
-
An trú
là trú ẩn một nơi an ổn, một nơi được bao bọc an toàn không có pháp nào đến quấy rầy làm mất an, làm khổ đau phiền lụy. An trú có nghĩa là không một niệm nào xen vào trong khi hít thở.
-
An trú bất động tâm
không tác ý một tướng nào cả thì mới được gọi là an trú bất động tâm (nội không), mới đạt được chỗ ly dục ly ác pháp hoàn toàn, mới viễn ly trọn vẹn các ác pháp đang tác động trong giai đoạn tu tập thứ nhất, thứ nhì...
-
An trú bốn niệm một lần
là tu tập Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ còn gọi là Chánh Niệm, tức là pháp môn tu tập thứ bảy trong Bát Chánh Đạo.
-
An trú chánh niệm
là ở yên ổn trong niệm chân chánh. Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh: 1- Niệm Thân. 2- Niệm Thọ. 3- Niệm Tâm. 4- Niệm Pháp. Chữ chánh niệm ở đây gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong...
-
An trú niệm trước mặt
là đặt một đề tài, rồi ở trên đề tài đó say mê quán xét và tư duy. An trú chánh niệm trước mặt nghĩa là an trú chánh niệm từ bỏ, chánh niệm thoát ly và chánh niệm gọt rửa tâm dục tham. (Sau khi đi khất thực rồi...
-
An trú "không"
Chữ KHÔNG (của Phật giáo) có nghĩa không chướng ngại pháp, tức là không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Trong lúc đức Phật đang tu tập, đức Phật cũng an trú trong "không", đến nay thành tựu được chánh pháp, tức là đức Phật đã chứng...
-
An trú tâm trong hơi thở
An trú tâm trong hơi thở là để khắc phục những tham ưu trên thân hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là để đẩy lui những bệnh khổ trong thân (cảm thọ) hoặc là để đẩy lui tâm tham, sân, si. (theo phương pháp Định Niệm Hơi Thở)...
-
An trú tâm trọn vẹn trong hơi thở
tức là biết hơi thở vô, hơi thở ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, an lạc, đó là làm cho tràn đầy sung túc, dư thừa, không thiếu về niệm hơi thở.
-
An trú trong yên lặng và không rơi vào vô ký
Cách thứ nhất: Cần tu Định diệt tầm giữ tứ cho thuần thục, luôn luôn phải giữ tứ trong câu pháp hướng: “Tâm phải gom trong hơi thở, hơi thở chậm và nhẹ”, trong khi ngồi tu luôn nhắc câu pháp hướng trên, không cần đếm.Tu như vậy tâm sẽ...
-
An trú với lòng từ
là an trú trong lòng thương yêu của mình đối với tất cả chúng sanh, không có loài vật nào mà không thương yêu.
-
Muốn được an trú lâu dài
thì phải biết cách tập luyện để sự an trú kéo dài hơn. Phải xem trong khoảng thời gian nào được an trú, rồi khi nào thấy nó bắt đầu lui dần, lúc đó phải sử dụng pháp Như Lý Tác Ý nào đã được an trú khi vào để...
-
Muốn kéo dài thời gian an trú trong an ổn - (yên lặng)
thì phải tu tập các định: 1- Định diệt tầm giữ tứ. 2- Định chánh niệm tỉnh giác. 3- Định vô lậu quét sạch lậu hoặc. Nếu không tu ba loại định này cho thuần thục thì trạng thái an ổn kia chỉ là một xúc tưởng hỷ lạc, sẽ...
-
Muốn nhiếp và an trú được tâm
thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và phải tu tập Định Vô Lậu. Nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Định Vô Lậu thì tâm sẽ ly dục ly ác pháp, tức là tâm tham, sân, si, mạn, nghi bị diệt trừ. Khi tâm tham, sân, si...
-
Nhiếp tâm và an trú tâm
là không còn có một niệm nào xen vào trong hơi thở, và lúc bấy giờ tâm chỉ duy nhất biết có hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu. Muốn nhiếp và an trú được tâm thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và...
-
Nội tâm an trú trong chánh niệm
là giữ tâm mình trong chánh niệm. Thí dụ khi trau dồi tâm từ thì tâm luôn luôn phải ở trong lòng thương yêu (trong Tứ Vô Lượng Tâm), lấy chỉ một lòng thương yêu mà đặt chánh niệm, không phải trong cái tâm giao động nhớ cái này, nghĩ...
-
Muốn an trú tâm vô trong hơi thở
Khi ngồi xuống xong, thu xếp tay chân giữ thân cho yên ổn, không còn chướng ngại gì. Ngồi như vậy một lúc độ 3 – 5 phút, thấy thân yên lặng, không có chướng ngại, thấy tâm cũng yên ổn, không có niệm gì hết lúc đó mới tác...
-
Muốn an trú được ở trạng thái tâm hỷ
thì không có pháp nào hơn là pháp như lý tác ý cùng với hơi thở. Muốn tu tập kết quả được giải thoát như vậy, ta thường nhắc tâm: “Trước các ác pháp và các chướng ngại pháp tâm ta phải luôn luôn hoan hỷ vui vẻ.Ta biết ta...
-
Nhập định an trú
thì hơi thở nhẹ nhàng không phát ra tiếng động, thân bất động không giựt mình, nếu người không tu tập hoặc tu tập mà chưa nhập vào sức tỉnh thức cao thì khó phân biệt người ngủ và người an trú. Cho nên thấy ai ngồi bất động đều...
-
Tu tập an trú
chỉ tác ý một lần đầu rồi ngồi im lặng bất động cho đến hết giờ không có một niệm và hôn trầm thùy miên nào xẹt vào. Khi tu tập nhiếp tâm và an trú tâm đúng thì sức tỉnh giác rất cao nên không bị hôn trầm thuỳ...