Biên Kiến
1- Thường kiến: Là một loại luận thuyết mơ hồ trừu tượng, cho rằng người chết còn linh hồn; cho rằng có thế giới siêu hình, có bản thể vũ trụ, có tiểu ngã, đại ngã, có thần thức, có Phật tánh, có Thiên Đàng, có Địa Ngục, có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Chúa trời, có thần, quỷ, ma, v.
... Những người chấp thường kiến là những người thường sống trong mê tín, lạc hậu, sống trong mộng tưởng, xây dựng cảnh giới siêu hình, thường cầu cúng, tế, lễ bái, và ước vọng làm những điều thiện để khi chết được sanh lên Cực Lạc Thiên Đàng của cõi Trời, cõi Niết Bàn hay cảnh giới chư Phật.
Thiền tông, Mật tông đều thuộc về thường kiến.
2- Đoạn kiến: Là một loại luận thuyết chết cứng, khô cằn, cho chết là hết, không còn gì cả. Loại luận thuyết này khiến cho con người mất hết niềm hy vọng về tương lai.
Cho nên người Đoạn kiến đặt ra câu hỏi: “Tương lai không có thì hiện giờ để làm gì? Ngày mai chết là hết”. Vì vậy, con người chấp đoạn kiến thì làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, chẳng còn biết nghĩ đến ai cả, sống chỉ quay cuồng trong dục lạc, sống theo kiểu hiện sinh không có ngày mai.
Người chấp đoạn kiến là những người không thông suốt môi trường sống hợp duyên của các pháp.
3- Vừa thường vừa đoạn kiến: Có một luận thuyết cho rằng các pháp trong thế gian này vừa có vừa không, như ngài Long Thọ: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Đó là lối lý luận trườn uốn như con lươn, để rồi Ngài đẻ ra trí tuệ Bát Nhã chơn không, thành ra thường kiến. Cuối cùng, Ngài cũng nhưcác nhà thường kiến khác, nhưng giỏi khéo lý luận để che mắt thiên hạ, chứ kỳ thực Chơn Không của Ngài đâu có khác gì thần thức, linh hồn, đại ngã, Phật tánh, bản thể vạn hữu, chỉ có khác danh từ mà thôi.
Gợi ý
-
Biến mãn một phương
có nghĩa phủ trùm khắp cùng khắp một phương, không có chỗ nào là không có lòng thương yêu nơi phương ấy, hay nói cách khác là lòng thương yêu tất cả chúng sanh không có bỏ sót một loài nào trong phương đó.
-
Không Vô Biên Xứ Tưởng
đức Phật đến thọ giáo với Ngài Alara Kalama, và được hướng dẫn, chẳng bao lâu sau đức Phật đã chứng nhập được tận tường Không Vô Biên Xứ Tưởng nhưng vẫn thấy tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn nguyên vẹn nên đức Phật đến từ giã Ngài Alara...
-
Không vô biên xứ tưởng định
là loại định không vô biên xứ tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.
-
Thần thông biến hóa
là thần thông nằm ở từ pháp Tứ Thiền đến Tam Minh: là có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang qua hư...
-
Phá hôn trầm và lười biếng
phải hết sức chiến đấu với nó, biết có trạng thái muốn nằm ngủ thì không nên ngồi mà phải đứng dậy đi kinh hành liền không được chậm trễ, vì tâm sẽ có những lý luận rất tinh vi, để lôi con nằm hoặc ngồi tu, rồi ngủ.Gặp bệnh...
-
Cách đẩy lui tâm si, đẩy lui sự buồn ngủ, đẩy lui trạng thái lười biếng
thì dùng đề mục 18 của Định Niệm Hơi Thở: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô; với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”. Phải tập chuyên cần cho đến khi có kết quả thực sự của đề mục này thì có lợi ích rất lớn...
-
Thức vô biên xứ tưởng định
một loại định thức vô biên xứ tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.
-
Thường hằng bất biến
luôn luôn tồn tại, không thay đổi. Kinh sách Đại Thừa đều cho Phật là bậc nhất thiết trí, là bậc nhất thiết kiến và nhất là tánh biết, tánh thấy, tánh nghe thường hằng bất biến (tri kiến luôn luôn tồn tại).