Giới cấm
Không nói láo. Không nói hai chiều. Không nói lời hung ác. Không nói lời phù phiếm. Không làm hại hạt giống. Không làm hại cây cỏ. Ăn ngày một bữa. Không ăn uống phi thời. Không ăn ban đêm. Không đi xem múa hát.
Không trang sức vòng hoa hương liệu. Không nằm giường cao rộng lớn. Không nhận vàng bạc tiền của cải. Không nhận các hạt giống. Không nhận thịt. Không nhận đàn bà con gái. Không nhận nô tỳ trai hay gái.
Không nhận cừu dê. Không nhận gia cầm, heo. Không nhận bò voi ngựa. Không nhận ruộng vườn đất đai. Không làm môi giới. Không buôn bán. Không gian lận bằng cân đo, tiền bạc. Không ăn hối lộ. Không làm tổn thương cho chúng sanh.
Ít muốn, biết đủ. Đối với Phật giáo, giới cấm là tự tâm mình nhất quyết không làm những điều ác, tự mình ngăn cấm mình, chứ không phải giới cấm do Phật chế ra để ngăn cấm những đệ tử của mình làm sai. Bởi vì đệ tử của Phật đều là những người tự nguyện, tự giác sống đời sống Phạm hạnh theo Phật tu hành để cầu giải thoát, vì thế không bao giờ họ phạm giới, chứ không có giới luật nào bắt buộc họ cả.
Giới cũng là một pháp môn tu tập, nên nó được gọi là giới vô lậu. Vì thế, đức Phật dạy: “Lấy giới luật làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc" hoặc “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Cho nên, phải tự mình ngăn ngừa mình không cho vi phạm giới luật, tức là không cho mình làm điều ác, chứ không phải giới luật ngăn cấm mình không cho vi phạm điều ác như pháp luật.
Vì thế, giới hành dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Ngăn ác diệt ác pháp tức là không vi phạm giới luật. Cho nên, hằng ngày tu tập ngăn ngừa và diệt ác pháp như vậy thì làm sao vi phạm giới được. Đối với đạo Phật không có sự áp đặt, ức chế, không có sự bắt buộc, cấm đoán một người nào hết, mà phải tự giác tu tập cho mình, phải tự giác sửa mình, răn mình không nên làm điều ác, không nên vi phạm phải những lỗi lầm dù là những lỗi lầm nhỏ nhặt.
Vì sự tu tập này đem lại lợi ích cho chính bản thân của mình, chứ không phải đem lại lợi ích cho kẻ khác. Cho nên, giới luật của Phật là chỉ cho đức hạnh của một vị Sa Môn hay nói cách khác là quả vị của vị Sa Môn, giới luật của Phật là một pháp môn tu tập vô lậu, chứ không phải là một pháp luật quốc gia.
Một người ngoại đạo đến xin Phật tu hành theo Phạm hạnh của Phật thì Đức Phật cho họ sống trong chúng bốn tháng. Nếu vị ngoại đạo này thấy mình tự giác thích nghi sống được đời sống Phạm hạnh thì đức Phật và chúng Tăng chấp nhận cho họ xuất gia thành Tỳ Kheo.
Còn nếu thấy tự mình không thể sống đời sống Phạm hạnh được thì xin rời khỏi Tăng đoàn, chứ không có ai bắt buộc mình sống đời sống Phạm hạnh cả.
Gợi ý
-
Giới cấm sát sanh
là “Giới Đức Hiếu Sinh”. Giới Đức Hiếu Sinh là lòng thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này. Người phật tử cần phải học hiểu và sống cho đúng đức hạnh này. Đạo Phật ra đời chỉ dạy cho nhân loại có một tâm hồn hiếu...
-
Giới cấm thủ
có nghĩa là bảo thủ, cố chấp vào tà giới luật làm khổ mình, khổ người, phí công sức tu tập mà chẳng tìm thấy sự giải thoát chân thật. Đó là giới cấm thủ hay còn gọi là những giáo điều của ngoại đạo. Những giới cấm này khiến...
-
Giới cấm thủ kiết sử
Phiền não do giới cấm phi lý của ngoại đạo, như tu theo hạnh con bò, theo hạnh con chó, các cách tu khổ hạnh như tu đứng ba năm, tu ngồi ba năm, tu đứng, tu ngồi, ngồi thiền kiết già đau chân mà cứ ráng ngồi không xả...
-
Bộ giới cấm Patimokkha
là của các Tổ, chúng ta thấy có nhiều chỗ sai lầm rất lớn như: đức Phật là một người tu chứng đầy đủ trí tuệ, thế mà sau khi chế giới ra, giới luật đó lại được sửa đi, sửa lại năm lần bảy lượt.