Hành tướng của tâm
1- Là sự tự sanh khởi của tưởng thức, không do ý thức tác ý.
2- Là sự tác ý, do ý thức chủ động điều khiển quán xét, tư duy, không do tưởng thức xen vào. Kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ, khi tu thiền thì không chấp nhận hai trường hợp trên đây, vì thế họ đi vào sự ức chế tâm để thực hiện các loại định tưởng.
Ngược lại, thiền định của kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy: “Ngăn và diệt niệm ác, sanh khởi và tăngtrưởng niệm thiện và còn luyện tập pháp như lý tác ý để trở thành một đạo lực siêu việt làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi”.
Gợi ý
-
Hành tướng
có hành tướng nội (hơi thở) và hành tướng ngoại. Hành tướng ngoại ngoại tự nhiên của mình đi chậm, thì khi tu tập phải theo hành tướng đi chậm mà tu, không được đi nhanh, cũng không đi quáchậm. Khi hành tướng tự nhiên của mình đi nhanh thì...
-
Hành tướng của các pháp
là sự hoạt động của các pháp.
-
Hành tướng ngoại tự nhiên
là cách thức tự nhiên của mình trong khi đi đứng nằm ngồi... Nếu hành tướng tự nhiên của mình đi nhanh thì khi tu tập không được đi chậm, hoặc quá chậm hoặc quá nhanh, phải đi với tướng tự nhiên của mình.Nếu hành tướng ngoại tự nhiên đi...
-
Hành tướng nội tự nhiên
của mình là hơi thở chậm hay nhanh. Nếu hơi thở chậm thì khi tu tập nên theo hơi thở chậm. Nếu hơi thở tự nhiên của mình nhanh thì nên tu tập theo hơi thở nhanh, không nên hơi thở chậm mà khi tu tập thì lại thở nhanh,...
-
Thanh tưởng
những hiện tượng phi không gian và thời gian của tưởng thức tạo ra như âm thanh tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng rên, v.v…