Hý luận
là lời nói giễu cợt, lời nói bông đùa, lời nói không có lợi ích, lời nói không mang lại kết quả thiết thực cụ thể, như trong kinh Bát Nhã dạy: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”.
Đó là lời nói hý luận: Nói ra được, nhưng không ai làm được như vậy. Hý luận là lời nói mơ hồ, trừu tượng, lời nói uốn trườn như con lươn, lời nói qua, nói lại không cụ thể thực tế, lời nói qua, nói lại không cụ thể thực tế: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Người hay dùng kiến giải lý luận nghĩa này, nghĩa kia, thường dựa vào ý hay lời đẹp của kinh sách đời hoặc đạo, rồi đem ra tranh luận hơn thua, để chứng tỏ mình là người lão thông thiên kinh vạn điển, là người giỏi, người hay.
Người như vậy là người thích học hỏi để hý luận, vấn nạn người khác, để tỏ ra mình là người thông suốt kinh Phật và Thiền định. Hý luận là luận nói ra những đề tài vui chơi, hoặc để tranh luận hơn thua chớ không phải để giải thoát.
Tri kiến Hý luận thường do tưởng giải nói ra nên nói ra không đúng sự thật. Nên Hý luận chỉ là lời nói ở đầu môi chót lưỡi cho vui, chớ không phải nói ra sự thật của Phật dạy. Ví dụ 1: Như Thiền Tông nói Phật Tánh.
Người tu tập kiến Tánh thành Phật, nhưng sự thật có ai kiến tánh thành Phật chưa? Phật Tánh chỉ là Hý luận của Thiền Tông. Ví dụ 2: Kinh sách phát triển dạy: Tánh Không là Phật, lời dạy này không đúng.
Bởi vì Phật là trí tuệ sáng suốt chớ không lẽ suốt ngày không khởi niệm. Cho nên Tánh Không chỉ là Hý luận của kinh sách phát triển. Ví dụ 3: Trong Tâm Kinh Bát Nhã dạy: Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, có nghĩa là lúc nào cũng ở trong Không niệm thì thành Phật, đó là lời dạy Hý luận.
Phật là một con người như chúng ta cũng sống ăn uống như mọi người nhưng ai nói nặng, nói nhẹ hay chửi mắng, nói oan, nói ức đức Phật như thế nào thì đức Phật cũng chẳng hề tức giận một ai cả. Cho nên Phật không phải là Phật Tánh hay là Tánh Không hay là trí tuệ Bát Nhã.
Tất cả những danh từ trên đây là Hý luận.
Đó là lời nói hý luận: Nói ra được, nhưng không ai làm được như vậy. Hý luận là lời nói mơ hồ, trừu tượng, lời nói uốn trườn như con lươn, lời nói qua, nói lại không cụ thể thực tế, lời nói qua, nói lại không cụ thể thực tế: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Người hay dùng kiến giải lý luận nghĩa này, nghĩa kia, thường dựa vào ý hay lời đẹp của kinh sách đời hoặc đạo, rồi đem ra tranh luận hơn thua, để chứng tỏ mình là người lão thông thiên kinh vạn điển, là người giỏi, người hay.
Người như vậy là người thích học hỏi để hý luận, vấn nạn người khác, để tỏ ra mình là người thông suốt kinh Phật và Thiền định. Hý luận là luận nói ra những đề tài vui chơi, hoặc để tranh luận hơn thua chớ không phải để giải thoát.
Tri kiến Hý luận thường do tưởng giải nói ra nên nói ra không đúng sự thật. Nên Hý luận chỉ là lời nói ở đầu môi chót lưỡi cho vui, chớ không phải nói ra sự thật của Phật dạy. Ví dụ 1: Như Thiền Tông nói Phật Tánh.
Người tu tập kiến Tánh thành Phật, nhưng sự thật có ai kiến tánh thành Phật chưa? Phật Tánh chỉ là Hý luận của Thiền Tông. Ví dụ 2: Kinh sách phát triển dạy: Tánh Không là Phật, lời dạy này không đúng.
Bởi vì Phật là trí tuệ sáng suốt chớ không lẽ suốt ngày không khởi niệm. Cho nên Tánh Không chỉ là Hý luận của kinh sách phát triển. Ví dụ 3: Trong Tâm Kinh Bát Nhã dạy: Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, có nghĩa là lúc nào cũng ở trong Không niệm thì thành Phật, đó là lời dạy Hý luận.
Phật là một con người như chúng ta cũng sống ăn uống như mọi người nhưng ai nói nặng, nói nhẹ hay chửi mắng, nói oan, nói ức đức Phật như thế nào thì đức Phật cũng chẳng hề tức giận một ai cả. Cho nên Phật không phải là Phật Tánh hay là Tánh Không hay là trí tuệ Bát Nhã.
Tất cả những danh từ trên đây là Hý luận.