Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Hơi thở tịnh chỉ

tức là thân hành tịnh chỉ, thân hành tịnh chỉ tức là nhập Tứ Thiền. Nhập Tứ Thiền cơ thể chưa ngưng hoạt động hoàn toàn, chỉ khi nhập Diệt Thọ Tưởng Định hay là Diệt Tận Định thì cơ thể hoàn toàn ngưng hoạt động, chỉ còn lại từ trường của Diệt Tận Định để bảo vệ thân không bị hoại diệt.

Khi tâm chưa xả ly ngũ triền cái và thất kiết sử mà tu tịnh chỉ hơi thở là tự giết mình. Không đoạn dứt ái kiết sử mà muốn tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, là điên đảo tưởng, điên đảo tâm mà tâm điên đảo thì làm sao tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền được.

Lời Phật dạy rõ ràng như thế này: “Có ba hành:

1- Khẩu hành (Khẩu hành là tầm tứ).

2- Thân hành (Thân hành là hơi thở).

3- Ý hành (Ý hành là tưởng và thọ). Tịnh chỉ khẩu hành là nhập Nhị Thiền; tịnh chỉ thân hành là nhập Tứ Thiền; tịnh chỉ Ý hành là nhập Diệt Tận Định”.

Thiền định ngưng hơi thở là Thiền định dành cho những bậc giới đức thanh tịnh, tâm hoàn toàn ly dục ly ác pháp, thì mới tịnh chỉ hơi thở. Thiền định ngưng hơi thở là một loại Thiền định dành cho những bậc Thánh, không thể dành cho những phàm phu còn ăn uống phi thời, còn phạm giới, bẻ vụn giới, còn có chùa to tháp lớn, sống trong cảnh giàu sang như cung vàng điện ngọc.

Thiền định ngưng hơi thở là một loại Thiền không thể dành cho những người còn ái kiết sử trói buộc, ngồi trong thất tu mà nhớ vợ, nhớ con, nhớ tiền tài vật chất, nhớ xe hơi nhà lầu, v.v... Hơi thở tịnh chỉ không phải khó tu, khó là ở chỗ tâm thanh tịnh, cho nên sự tu tập của đạo Phật là chỗ có giới luật, chỗ có giới luật là chỗ rất khó giữ.

Giới luật giúp tâm thanh tịnh tức là giới luật giúp ly dục ly ác pháp, chỗ ly dục ly ác pháp là chỗ giới luật của đức Phật. Cho nên, tịnh chỉ hơi thở là vấn đề phụ, chúng ta đừng nên quan tâm đến nó, mà hãy quan tâm đến tịnh chỉ lòng ham muốn và các ác pháp tức là ly dục ly ác pháp.

Gợi ý