Hỷ Giác Chi
Hỷ Giác Chi trên trạng thái Khinh An Giác Chi có một niềm vui hoan hỷ xuất hiện trong trạng thái thân tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ.
Gợi ý
-
Hý luận
là lời nói giễu cợt, lời nói bông đùa, lời nói không có lợi ích, lời nói không mang lại kết quả thiết thực cụ thể, như trong kinh Bát Nhã dạy: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn...
-
Hỷ
là niềm vui, khi có niềm vui thì phải có tâm HÂN HOAN
-
Hỷ không liên hệ với vật chất
là hỷ do ly dục ly ác pháp, là Hỷ Giác Chi, tức là sự vui trong giải thoát.
-
Hỷ là duyên của Khinh An
Hỷ là niềm vui. Khi có niềm vui thì phải có tâm hân hoan, thân tâm có cảm giác nhẹ nhàng an ổn, rất vui mừng. Sự vui mừng này Đức Phật gọi là Hỷ.
-
Hỷ lạc do tu hành thiền định có
không giống như hỷ lạc của dục lạc. Hỷ lạc do thiền định xuất hiện tùy theo ở mỗi loại định, như hỷ lạc của Sơ Thiền do “ly dục” sanh ra, khi tâm không còn ly dục thì hỷ lạc của Sơ Thiền liền mất, (không còn ly dục,...
-
Hỷ lạc
là hân hoan vui vẻ và an lạc. Khi dẹp bỏ lòng ham muốn thì lại được tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự.
-
Hỷ lạc do định của Nhị Thiền sinh ra
gồm có: 1- Hỷ do định sinh. 2- Lạc do định sinh. 3- Nội tỉnh nhất tâm tức là tỉnh giác vào nội thân tâm.
-
Hỷ lạc do ly dục sanh
không phải loại hỷ lạc trong 18 loại hỷ tưởng. Hỷ lạc do ly dục, ly ác pháp sanh thì không còn dục, vì thế mà gọi là hỷ lạc do ly dục sanh. Hỷ lạc của ý thức dục, hỷ lạc của tưởng thức dục đều phải xả hết...
-
Hỷ thọ, lạc thọ
Hỷ thọ thuộc về tâm; lạc thọ thuộc về thân. Thân ngồi, hay nằm, hay đi, hay đứng đều cảm thấy an lạc, đó gọi là lạc thọ, còn tâm cảm thấy thanh thản, an ổn, vô sự không phóng dật, đó là hỷ thọ. Hỷ lạc là trạng thái...
-
Hỷ tưởng
là do dục tưởng, 18 loại hỷ tưởng này sanh ra được là do sự tu tập theo giáo pháp phát triển nên ức chế tâm, ý thức dục bị ngưng hoạt động, ý thức dục không hoạt động được nên tưởng thức dục sanh hỷ lạc.Trạng thái an lạc...
-
Hỷ vô lượng dục lạc
là cái vui ngắn ngủi, mê muội của người phàm phu, chạy theo trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Hỷ vô lượng dục lạc có sức cám dỗ con người đi đến chỗ đau khổ bất tận. Đây là hỷ vô minh, còn gọi là hỷ ảo giác...
-
Hỷ vô lượng tâm
là vui, vui vẻ với mọi người (người thương, kẻ oán). Nói cho đủ là tùy hỷ. Vô lượng là tràn đầy, phủ trùm. Hỷ tâm có hai loại: 1/ Hỷ vô lượng dục lạc (vui theo ngũ dục lạc) Đây là cái vui ngắn ngủi, mê muội của người...
-
Hỷ vô lượng tâm giải thoát
là vui với việc làm từ thiện của người khác. Khi có người bố thí, cúng dường, hoặc xây nhà thương, trường học thì ta liền tán thán, vui theo, và tận tâm giúp đỡ với lòng hân hoan, sung sướng. Sự vui theo này là một bước tiến trên...
-
Tu tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả đúng pháp
tìm nơi vắng vẻ như gốc cây, cánh đồng hoang vắng, bờ suối, nghĩa địa, nhà mồ, ta ngồi kiết già, lưng thẳng để thân tâm được đi vào yên lặng xong thì mới bắt đầu tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi...
-
Giới đức hỷ giới hành
là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
-
Giới hạnh hỷ giới hành
là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua hỷ giới hành như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.
-
Xúc tưởng hỷ lạc
là một trạng thái do tưởng uẩn sanh ra để làm ta thích thú hoan hỷ trong khi ngồi thiền vắng vọng tưởng có cảm nhận sự an lạc, đó là đã rơi vào thiền tưởng. Sự an lạc ấy gọi là xúc tưởng hỷ lạc. Còn khi nào ngồi...
-
Đi kinh hành có lực đẩy hay Đi kinh có trạng thái hỷ lạc
là do hành tưởng và xúc tưởng hỷ lạc.
-
Ly hỷ tưởng
có nghĩa là lìa hỷ tưởng, chứ chưa diệt bỏ hẳn phải cảnh giác kẻo nó sẽ còn trở lại.
-
Có hân hoan nên hỷ sanh
có niềm vui thì thân được nhẹ nhàng an lạc. Khi có niềm vui thì toàn bộ thân tâm có một cảm giác thọ hỷ một cách kỳ lạ. Chỉ có người tu tập đến những trạng thái đó mới cảm nhận được, người ngoài cuộc không thể biết được.