Không tánh
[của Nguyên Thủy]Không tánh tức là tâm không động, tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, là tâm ly dục ly ác pháp. Không tánh là vô tướng tâm định tức là tâm không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
Chữ KHÔNG có nghĩa là không có chướng ngại pháp, tức là tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Tâm không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu là tâm bất động, đó là cứu cánh của Phật giáo. Không Tánh tức là tánh không còn lậu hoặc, làm chủ nghiệp, không còn tái sanh luân hồi.
Chữ KHÔNG TÁNH phải hiểu nghĩa đúng đắn theo Tứ Diệu Đế, phải hiểu là chỗ bất động tâm, chứ không phải là tánh không. Không tánh không có nghĩa là không có, mà cũng không có nghĩa là chân không, tánh không, Chân Không Diệu Hữu, Trí Tuệ Bát Nhã, v.
... , như nghĩa của các nhà Đại Thừa. Hiểu nghĩa theo kiểu Đại Thừa và Thiền Tông "Không tánh" là tánh không, là Phật tánh, là sai. Không tánh là tâm thanh thản an lạc và vô sự, là đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người.
Đức Phật đã xác định rất rõ vô tướng tâm định vẫn là pháp hữu vi do tâm tư (ý thức) tạo nên cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt. Người đang tu tập phải tu tập cho đạt được và an trú bất động tâm này.
Người đã tu tập xong thì luôn luôn an trú bất động tâm này. Người sẽ tu tập là phải hướng đến an trú bất động tâm này. Khi tất cả những loại tưởng (thôn tưởng, nhân tưởng, lâm tưởng, địa tưởng, không vô biên xứ tưởng, thức vô biên xứ tưởng, vô sở hữu tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng) đã được loại trừ xong thì còn lại một cái đó là vô tướng tâm định.
Khi nào tu tập đoạn diệt hết tâm dục tức là diệt hết lòng ham muốn tức là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là vô tướng tâm định, không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
Vô tướng tâm định tức là tâm không phóng dật, là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự tức là tâm không động hay gọi “không tánh”. Không tánh tức là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Chữ KHÔNG có nghĩa là không có chướng ngại pháp, tức là tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Tâm không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu là tâm bất động, đó là cứu cánh của Phật giáo. Không Tánh tức là tánh không còn lậu hoặc, làm chủ nghiệp, không còn tái sanh luân hồi.
Chữ KHÔNG TÁNH phải hiểu nghĩa đúng đắn theo Tứ Diệu Đế, phải hiểu là chỗ bất động tâm, chứ không phải là tánh không. Không tánh không có nghĩa là không có, mà cũng không có nghĩa là chân không, tánh không, Chân Không Diệu Hữu, Trí Tuệ Bát Nhã, v.
... , như nghĩa của các nhà Đại Thừa. Hiểu nghĩa theo kiểu Đại Thừa và Thiền Tông "Không tánh" là tánh không, là Phật tánh, là sai. Không tánh là tâm thanh thản an lạc và vô sự, là đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người.
Đức Phật đã xác định rất rõ vô tướng tâm định vẫn là pháp hữu vi do tâm tư (ý thức) tạo nên cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt. Người đang tu tập phải tu tập cho đạt được và an trú bất động tâm này.
Người đã tu tập xong thì luôn luôn an trú bất động tâm này. Người sẽ tu tập là phải hướng đến an trú bất động tâm này. Khi tất cả những loại tưởng (thôn tưởng, nhân tưởng, lâm tưởng, địa tưởng, không vô biên xứ tưởng, thức vô biên xứ tưởng, vô sở hữu tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng) đã được loại trừ xong thì còn lại một cái đó là vô tướng tâm định.
Khi nào tu tập đoạn diệt hết tâm dục tức là diệt hết lòng ham muốn tức là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là vô tướng tâm định, không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
Vô tướng tâm định tức là tâm không phóng dật, là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự tức là tâm không động hay gọi “không tánh”. Không tánh tức là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.