Người không si mê
Hơn nữa, người ấy còn sáng suốt, không tin những tà thuyết không hợp lý, nghĩa là người ấy không si mê, mù quáng, mê tín, dị đoan, lạc hậu. Người không si mê là người có trí tuệ thông minh thấu suốt thuyết nhân quả, luân hồi nên không bao giờ tạo tội ác, và luôn luôn có những hành vi rất thiện, thường tu 10 Điều Lành và sẵn sàng mang lòng từ bi đến mọi người.
Người ấy thường quán xét vạn hữu, tìm rõ nguồn gốc vô minh, phá trừ tưtưởng dính mắc, chấp trước, tinh tấn hàng ngày tiến bước trên đường giải thoát nội tâm của mình. Người Phật tử giữ giới không si mê trước tiên phải từ bỏ rượu.
Trong khi tu tập thì phải duy trì giờ giấc công phu, ăn uống điều độ, không ăn phi thời. Không cố gắng thức khuya, dù là công phu, vì thân thể mệt nhọc, rã rời thì công phu cũng vô ích mà thôi. Hôn trầm thùy miên, và trạo cử, hối quá là những chướng ngại đưa đến si mê.
Gợi ý
-
Người không ham muốn
là người ít muốn biết đủ, không có nhiều nhu cầu. Người tu hành thì ăn uống đơn giản (nhưng ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, nhất là những người chỉ ăn một lần trong ngày), không cầu kỳ, ăn cái gì cũng được, ngủ ở đâu cũng được, không...
-
Người không nhiệt tâm
chấp hành tu tập không đúng lời dạy, thường để thất niệm nên không có kết quả giải thoát. Những người tu theo đạo Phật mà tâm đời không muốn rời bỏ, chỉ là người tu chơi, mất thời giờ của họ một cách vô ích.
-
Người không nói lật lọng
là người không có làm phiền muộn bà con lối xóm, luôn luôn đem lời nói hòa giải giúp cho mọi người sống trong xã hội được an vui, hạnh phúc. Người không nói lật lọng, không nói lưỡi hai chiều, thường dùng lời êm ái, an ủi, khuyên giải...
-
Người không nói lời hung ác
là người biết dùng ái ngữ, không nói lời hung ác, nói lời ôn tồn, nhã nhặn, hàm chứa một tâm hồn đầy nhân ái, tha thứ, bao dung. Tục ngữ ta có câu: Nói ngọt, lọt đến xương, hoặc: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói...