Niệm Phật
Sống và làm đúng như Phật thì tâm thanh tịnh, không còn phóng dật, tức là tâm ly dục ly ác pháp. Tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát, hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các ác pháp, như vậy gọi là niệm Phật thân tâm bất hoại tịnh.
Cách thức sống như Phật sẽ hiện ra những trạng thái tâm được thanh thản, an lạc và vô sự, thì trong ta liền khởi lên một niềm tin nơi Phật, ngay đó tâm hân hoan thích thú pháp niệm Phật. Ví dụ, nếu mình quyết sống như Phật thì khi gặp chướng ngại pháp trong tâm, chúng ta nhất định không sân, không phiền não, không đau khổ, sống và làm y như Phật thì ngay đó thân tâm thanh tịnh.
Niệm Phật tức là sự tư duy Phật để thấu triệt Phật hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật. .Niệm Phật trong Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản an lạc giải thoát, Ngài sống như thế nào mà tâm không phóng dật, không làm khổ mình, khổ người, khiến cho tâm chúng ta đặt lòng tin trọn vẹn ở đức Phật, do đó, đức Phật sống như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng sống như thế nấy, đức Phật làm như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng làm như thế nấy.
Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp. Tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát, hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các pháp.
Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực. Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống tâm bất động trước các pháp, như vậy mới gọi là niệm Phật thân tâm bất hoại tịnh.
Đức Phật dạy niệm Phật: “Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Như Lai”.
Đức Phật đã xác định cách thức niệm Phật rất rõ ràng “Tuỳ niệm Như Lai” có nghĩa là tâm Như Lai không tham, không sân, không si thì người sống (người niệm Phật) như Phật không nên để tham, sân, si chi phối.
Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực. Niệm Phật là niệm thiện, làm việc thiện, sống thiện sống đúng những đức hạnh như Phật, chứ không phải niệm 108 âm. Niệm một trăm lẻ tám âm là ức chế tâm, làm cho tâm hết vọng niệm, một phương pháp tu tập thiền tưởng mà các trường phái và các tông phái đều tu tập và rèn luyện nhưng kết quả chẳng có ích lợi thiết thực cho cá nhân và cho mọi người. .Niệm Phật theo Đại Thừa là lặp đi lặp lại một câu kinh, một danh hiệu Phật bằng ý không lời hoặc phát ra lời nói, họ còn hiểu sai hơn nữa là nhờ câu niệm Phật để ức chế tâm không vọng tưởng như trong kinh Di Đà dạy: “Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật, dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền”, có nghĩa là niệm Phật A Di Đà từ một ngày cho đến bảy ngày tâm không loạn tức là không có vọng tưởng thì thấy Phật Di Đà và Thánh Chúng hiện ra trước mặt, báo cho biết trước khi lâm chung Đức Phật và Thánh Chúng sẽ phóng hào quang rước về cõi Cực Lạc Tây Phương.
Niệm Phật là sống như Phật, chứ không phải niệm danh hiệu Phật. Người ta đã lầm, niệm Phật là để nhất tâm bất loạn tức là niệm Phật để không có vọng niệm xen vào, chỉ duy nhất có câu niệm Phật mà thôi, thì sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, đó là hiểu theo Tịnh Độ Tông.
Còn hiểu theo Thiền Tông, thì nhất tâm bất loạn tức là chẳng niệm thiện niệm ác, chẳng niệm thiện niệm ác là Thiền định, là Phật tánh. Tất cả những sự tu tập như vậy đều sai hết. Chỗ nhất tâm bất loạn sẽ rơi vào thế giới tưởng của tưởng uẩn, nơi đây là mê hồn trận của tà giáo ngoại đạo.
Niệm Phật tức là tư duy Phật, để chúng ta thấu triệt Phật hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật.
Gợi ý
-
Niệm Phật trong Tứ Bất Hoại Tịnh
có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật, sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản, an lạc giải thoát, cho nên niệm Phật có nghĩa là tâm tâm niệm niệm về đời sống của đức Phật, Ngài sống...
-
Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng và Niệm Giới
Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy niệm Phật có nghĩa là Phật sống như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy thì gọi là niệm Phật. Niệm pháp có nghĩa là pháp dạy như thế nào thì chúng ta sống đúng như pháp...
-
Hân hoan thích thú pháp niệm Phật
là luôn luôn thích sống như Phật, có nghĩa là tâm tham không còn ham muốn một vật gì hết ngay cả ăn uống cũng không còn ham muốn ăn uống gì cả. Tâm sân cũng vậy, không còn một pháp ác nào tác động vào thân tâm, làm ta...
-
Tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật
đều có công đức đó là lời dạy lừa đảo của kinh sách Bà La Môn, là nói công đức suông trên ngôn ngữ danh từ để lừa người. Ngày nào cũng tụng kinh mà sống không đúng giới luật Phật thì làm sao có công đức; ngày nào cũng...