Niệm Tăng
là sống hòa hợp như chúng tăng, không chống trái nhau. Niệm Tăng tức là sự tư duy để chúng ta thấu triệt Tăng hàm nghĩa giải thoát như thế nào để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như chúng Thánh Tăng, chứ không phải trai tăng cúng dàng lạy lễ các vị Tăng để cầu phước báu: “Tùy niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn.
Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở đời”.
Niệm Tăng là sự thân cận vị Tăng để học qua thân giáo của vị Tăng trong cuộc sống hằng ngày, thưa hỏi những điều chưa thông suốt để được thông suốt. Chúng ta luôn luôn bắt chước các đức hạnh của vị Tăng, sống theo gương Thánh đức của vị Tăng, hằng ngày ta quan sát tư duy gương Thánh hạnh, đạo hạnh của họ, và chúng ta tập sống như họ, để biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, để biết đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, để biết thương yêu hòa hợp với mọi người, để biết chịu phần thiệt về mình.
Niệm Tăng như vậy không làm khổ mình khổ người; như vậy gọi là niệm Tăng Bất Hoại Tịnh.
Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở đời”.
Niệm Tăng là sự thân cận vị Tăng để học qua thân giáo của vị Tăng trong cuộc sống hằng ngày, thưa hỏi những điều chưa thông suốt để được thông suốt. Chúng ta luôn luôn bắt chước các đức hạnh của vị Tăng, sống theo gương Thánh đức của vị Tăng, hằng ngày ta quan sát tư duy gương Thánh hạnh, đạo hạnh của họ, và chúng ta tập sống như họ, để biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, để biết đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, để biết thương yêu hòa hợp với mọi người, để biết chịu phần thiệt về mình.
Niệm Tăng như vậy không làm khổ mình khổ người; như vậy gọi là niệm Tăng Bất Hoại Tịnh.
Gợi ý
-
Niệm Tăng Bất Hoại Tịnh - (Tứ Bất Hoại)
chọn những vị Tăng nghiêm trì giới luật là những vị sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, sống không có chùa to Phật lớn, sống xa lìa những vật chất tiện nghi đầy đủ, sống không có ăn mặc sang đẹp, sống thường đi xin từng miếng...
-
Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng và Niệm Giới
Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy niệm Phật có nghĩa là Phật sống như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy thì gọi là niệm Phật. Niệm pháp có nghĩa là pháp dạy như thế nào thì chúng ta sống đúng như pháp...