Phật Bảo
Phật Bảo là nơi nương về của hàng chúng sanh. Phật là một con người cũng bằng xương bằng thịt, cũng do cha mẹ sanh ra từ nơi bất tịnh, giống như chúng ta vậy, rồi cũng được nuôi lớn lên bằng sữa, cháo, cơm và thực phẩm.
Khi lớn lên có vợ, có con như mọi người. Ngài cũng khổ đau vì bệnh tật, vì giận hờn, phiền não v.v... khi đi dạo ra ngoài bốn cửa thành, Ngài trông thấy bốn cảnh đời đau khổ của kiếp người: Thấy một ông lão già yếu run rẩy, chống gậy đi đứng một cách khó khăn.
br> - Cảnh thứ hai: Thấy một người bệnh đau khổ rên la, kêu khóc.
- Cảnh thứ ba: Thấy một người chết, mọi người thân đang kêu khóc thương tiếc.
- Cảnh thứ tư: Thấy một vị tu sĩ đi xin ăn tự tại thung dung.
Bốn cảnh này trong đời người không một ai thoát khỏi do qui luật nhân quả, nên Ngài quyết định bỏ cuộc sống thế gian, chấp nhận cuộc sống tu sĩ, để đi tìm cho được phương pháp tu tập giải thoát và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sanh, già, bệnh, chết).
Ngài đã thành tựu sự giải thoát này; Ngài đã chứng đạt được chân lý của loài người. Vì thế, bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng là Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế). Chúng ta cũng là con người; cũng do từ cha mẹ sanh ra như Ngài, Ngài làm được, thì chúng ta cũng làm được; Ngài tu tập giải thoát, chúng ta cũng tu tập giải thoát được! Ngài làm được bất cứ việc gì thì chúng ta cũng làm được tất cả những việc như thế.
Vì Ngài là con người, chúng ta cũng là con người. Do lòng tin nơi con người quyết liệt như vậy thì không có việc gì mà chúng ta không thành công, nên Phật Bảo là một con người thật, cũng như chúng ta, chứ không phải là con người ở cõi Trời Đâu Xuất đến đây.
Do lòng tin sự chân thật này, chúng ta tin chắc rằng chúng ta là những con người thì phải thực hiện được sự giải thoát này, không có khó khăn. Trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy, tức là trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni là QUY Y PHẬT BẢO. Người tu tập chỉ noi theo gương hạnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni qua lịch sử ghi lại mà thôi. Phật Bảo là gương hạnh cho mọi người soi, là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi.
Nhớ đến Đức Phật là nhớ đến người đầu tiên đã đi tìm được con đường giải thoát sanh, già, bệnh, chết này. Chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngoài đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì không có một vị Phật nào xứng đáng cho ta quy y.
Gợi ý
-
Phật
là đấng đã giác ngộ và thuyết minh sự thật; là Tánh toàn Chơn, là người đầu tiên đem giáo pháp làm chủ sinh, già, bệnh và chết ra dạy người tu tập, là thầy của các Thanh Văn. Phật là người giác ngộ lý chân thật ở đời, là...
-
Phật giáo
không phải tâm lý học, không phải cảnh giới siêu hình (Cực Lạc) không phải bản thể của vạn hữu, cũng không phải linh thiêng siêu phàm nhập thánh. Phật giáo là nền đạo đức nhân bản – nhân quả chung của nhân loại, nền đạo Đức ấy sẽ giúp...
-
Phật giáo Đại thừa
là Phật giáo Bắc truyền, thuộc Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo kết hợp và phát triển theo tưởng giải tạo ra. Cho nên, nhữngtưtưởng trong kinh sách là tư tưởng của hai giáophái này. Tư tưởng của hai giáo phái này mangtính chất trừu tượng, mơ hồ,...
-
Phật giáo lai căng
một loại Phật giáo không còn là của Phật giáo chính gốc nữa, tu hành uổng công vô ích vì tu hành chẳng đến đâu, làm hao tốn tiền của một cách vô ích.
-
Phật giáo Thiền tông
có một số nhà sư Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa đạo đức tư tưởng của Lão Tử. Họ triển khai thành một Phật giáo Trung Quốc ảnh hưởng vô vi của Lão giáo biến nền văn hóa đạo đức của Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn...
-
Phật giáo Tịnh Độ Tông
là dòng văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín biên soạn những bộ kinh sách phát triển thường ca ngợi và khuyến khích tín đồ tu tập pháp môn niệm Phật A Di Đà, vì cho pháp môn đó hợp với thời đại mạt pháp. Phật giáo Tịnh Độ...
-
Phật giáo Trung Quốc
chịu ảnh hưởng tư tưởng Tam Cang, Ngũ Thường của Khổng Tử và pháp Vô Vi của Lão Tử. Phật giáo Trung Quốc chịu ảnh hưởng hai nhà tư tưởng này nên biến giáo pháp của Phật giáo thành pháp môn Tịnh Độ Tông và Thiền Tông.Phật giáo Trung Quốc...
-
Phát lồ sám hối - (tự sám hối)
1 - Tự sám hối: quỳ trước tượng Phật phát lồ những điều làm sai, xin đức Phật chứng minh từ đây về sau con xin từ bỏ không tái phạm lỗi này nữa. 2- Phát lồ sám hối: đến trước một vị Thầy thanh tịnh giới luật tỏ bày...
-
Phật pháp
là đạo lý “nhân quả và duyên sinh”, dành riêng cho những người sống trong thiện pháp, chứ không phải để cho những người sống trong ác pháp.
-
Phật pháp để cho người thiền định
“người thiền định” là người biết ngăn ác diệt ác pháp, biết sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, ăn, ngủ, biết sống độc cư trầm lặng một mình, biết buông xả các ác pháp, biết yểm ly tham, sân, si, biết thiểu dục tri túc.
-
Phật tánh
Các Kinh sách Đại Thừa đều cho ý thức không niệm thiện niệm ác là Phật Tánh, tưởng rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” là một pháp vô vi thường hằng bất biến: Chân Không, Tánh không, Bản Lai Diện Mục Hiện Tiền, Ưng Vô Sở Trụ...
-
Phật tử chân chánh
Người tín đồ đến chùa cúng bái Phật, cúng dường chư Tăng, nghe thuyết giảng kinh điển để tìm hiểu và cân nhắc pháp môn nào đúng, pháp môn nào sai, để chọn lấy pháp môn chân chánh của đạo Phật rồi mới tu tập.
-
Phật tử kiêu căng
Người tín đồ đến chùa ít cúng dường chư Tăng, ít lễ Phật, ít cúng bái, chỉ chuyên nghe thuyết giảng kinh điển, học thuộc làu nghĩa lý và thỉnh nhiều loại kinh sách của các nhà học giả nghiên cứu sưu tầm soạn ra; lấy đó làm tiêu chuẩn,...
-
Phật tử mê tín
Người tín đồ đến chùa cúng bái, cầu an, cầu siêu, xin xăm, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, cúng sao, giải hạn v.v...
-
Phật tử mượn danh làm ăn
Người tín đồ đến chùa không cúng bái Phật, không cúng dường chư Tăng, không nghe thuyết giảng kinh, chỉ móc nối làm ăn.
-
Phật tử nông nỗi
Người tín đồ đến chùa cúng dường chư Tăng, nghe thuyết pháp giảng kinh để tìm hiểu đạo Phật. Những người này có học thức nhưng lại thiếu cân nhắc, nghe giảng pháp nào cũng tin ngay pháp nấy, không biết pháp đó đúng hay sai với pháp của đạo...
-
Phật, bậc Thánh A La Hán
người chứng đạt được 10 danh hiệu : 1- Bậc A La Hán, 2- Bậc Chánh Biến Tri, 3- Bậc Minh Hạnh Túc, 4- Bậc Thiên Thệ, 5- Bậc Thế Gian Giải, 6- Bậc Vô Thượng Sĩ, 7- Bậc Điều NgựTrượng Phu, 8- Bậc Thiên Nhân Sư, 9- Bậc Phật,...
-
Giáo pháp của Phật giáo
là chân lí của loài người, có tính chất thiết thực, cụ thể, không trừu tượng, ảo tưởng, mơ hồ, ảo giác, là giáo pháp Bát Chánh Đạo. Bài kinh Đại Bát Niết Bàn đã xác định giáo pháp của Phật. Ngoài Bát Chánh Đạo ra thì không có pháp...
-
Giáo pháp tu hành của Phật giáo
là giáo pháp dạy đạo đức làm Người, làm Thánh, Giáo pháp dạy những hành động đạo đức về thân, về khẩu, về ý, để làm người có đạo đức, để làm Thánh thoát khỏi kiếp luân hồi sanh tử.
-
Kinh sách phát triển Đại ThừaPhật giáo
kinh sách được biên soạn sau khi Phật Sakya Gotama tịch diệt, cũng gọi là kinh sách Đại thừa, là một loại kinh sách tưởng do các Thầy Tổ tu hành chưa tới đâu, hiểu chữ nghĩa sai lạc biên soạn, làm sai lạc ý nghĩa của Phật giáo; một...