Phiền não gốc
1/ Tham là lòng tham lam,
2/ Sân là nóng giận,
3/ Si có nghĩa là si mê, mờ ám, biết không rõ, không chính xác, không đúng,
4/ Mạn là ngã mạn, kiêu căng, tự đắc. Mạn có bảy thứ: Mạn: Nghĩ mình hơn nghĩ người.
Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người. Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người. Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình đã chứng.
Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít. Tà mạn: Người tu về tà mạn được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người khác xem trời đất không còn ai.
5/ Nghi, có nghĩa là lòng nghi ngờ, ngờ vực, không tin. Nghi ngờ có ba phương diện: a) Tự nghi, có nghĩa là nghi mình. b) Nghi pháp, có nghĩa là nghi phương pháp mình đang tu. c) Nghi nhân: có nghĩa là nghi người.
6/ Thân kiến: Có nghĩa là vì không rõ nên lầm chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này cho là Ta, là của Ta, là bản ngã của Ta; Thân kiến tức là cái kiến chấp về thân. Nó là một trong bảy kiết sử trói buộc và sai sử chúng ta như một tên nô lệ rất khó mà bứt bỏ.
7/ Biên kiến: Có nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, đó là những thành kiến rất cực đoan. Biên kiến có nhiều lối chấp sai lầm, lớn nhất là: Thường kiến là một loại luận thuyết mơ hồ trừu tượng, cho rằng người chết còn linh hồn cho rằng có thế giới siêu hình, có bản thể vũ trụ, có Tiểu ngã, Đại ngã, có Thần thức, có Phật Tánh, có Thiên Đàng, có Địa ngục, có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Chúa Trời, có Thần, Quỷ, Ma v.
... Đoạn kiến là một loại luận thuyết chết cứng, khô cằn, cho chết là hết, không còn gì cả. Loại luận thuyết này khiến cho con người mất hết niềm hy vọng về tương lai. Người chấp đoạn kiến thì làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu chẳng còn biết nghĩ đến ai cả, sống chỉ quay cuồng trong dục lạc, ăn uống vui đùa trụy lạc, xì ke, ma túy, rượu chè bê bết, sống theo Thuyết Hiện Sinh không có ngày mai.
8/ Kiến thủ: Có nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình, có ba trường hợp: a) Kiến thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của người khác, b) Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình, c) Kiến thủ vì tự ái hay vì ngoan cố cứng đầu.
Gợi ý
-
Chú tâm tỉnh giác
là pháp môn nương vào thân hành niệm nội và ngoại tu tập để đoạn tận lậu hoặc: 1/ Chánh Niệm Tỉnh Giác 2/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở. 3/ Thân Hành Niệm. Nếu ai tu đúng pháp Chú tâm tỉnh giác thì sức tỉnh giác rất...
-
Giáo đoàn Chơn Như
với mục đích: Thứ nhất: Ổn định cư sĩ và tu sĩ đang theo học tại tu viện Chơn Như vào nề nếp oai nghi tế hạnh. Thứ hai: Chọn người giới đức làm sứ giả Như Lai đem nền đạo đức đến với mọi người. Thứ ba: Chọn người...
-
Kiến bộc lưu
là dòng thác kiến chấp tức là sức mạnh của kiến chấp.
-
Muốn đoạn dứt các sự đau khổ - (lậu hoặc)
thì phải “như lý” giải thoát mà “tác ý”; Tâm có tham thì “Tham là ác pháp là khổ đau hãy đi, đi!” hoặc “Tham không phải là ta. Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”. Tâm có sân thì “Sân là ác pháp là khổ đau hãy...
-
Nghi triền cái
Là cái màn ngăn che nghi khiến cho ta không thấy, nhưng nghi vẫn còn y nguyên.
-
Siêng năng ngăn ác, diệt ác pháp
là sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả để đem lại cho mình, cho người một niềm vui chân thật.
-
Tính chất thiện pháp
là nền đạo đức nhân quả thiện, chẳng làm khổ mình khổ người mà Đức Phật đã triển khai thành một pháp hành để thực hiện Thiền định, đó là “Tứ Chánh Cần”, cũng chính từ gốc pháp môn này, mới làm chủ sự sanh tử, luân hồi.
-
Tham đọa
Tham đọa tức là tham độc, một trong ba độc tham, sân, si. Tham đọa là lòng tham muốn đưa chúng ta vào sự khổ đau; tham đọa còn có nghĩa là do lòng tham muốn đưa chúng ta vào cảnh khổ hay địa ngục. Lòng còn tham muốn là...
-
Trí tuệ Tam Minh
là trí tuệ hiểu biết, siêu không gian và thời gian.
-
A La Hán
là học trò của Phật (đệ tử), chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. A La Hán là quả vị của người tu sĩ đạo Phật đã chứng đạt Bốn Thánh Định (Tứ Thiền) và Tam Minh, làm chủ sanh, già...
-
Chùa
là nơi để tu hành giải thoát, không phải chùa là nơi để nghỉ mát, nghỉ hè, làm việc mê tín, dị đoan. Chùa là nơi để cho tăng, ni tu tập giải thoát khỏi sự khổ đau của cuộc đời và chấm dứt tái sanh luân hồi, chứ không...
-
Giáo lý thọ tam quy và trì ngũ giới
là Giáo lý căn bản của Phật pháp.
-
Kiến giải
là người tu thiền theo ngoại đạo, tu tập thiền định ức chế tâm “dừng vọng tưởng”. Khi vọng tưởng dừng, hành giả rơi vào định tưởng (Không Vô Biên Xứ Tưởng), từ đó triển khai tưởng tuệ. Hành giả tu đến đây có những “tiểu ngộ” hoặc “đại ngộ”...
-
Muốn đoạn tận các lậu hoặc
thì phải tu tập hằng ngày để đoạn trừ cho được lậu hoặc, đó là: 1/ Hộ trì các căn, 2/ Tiết độ ăn uống, 3/ Chú tâm tỉnh giác. Muốn Hộ trì các căn thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng.Hộ...
-
Nghiệp
Nghiệp thiện hay nghiệp ác đều do Thân, Khẩu, Ý của chúng ta, gồm có ba thứ: Thứ nhất là Thân nghiệp. Thứ hai là Khẩu nghiệp. Thứ ba là Ý nghiệp. Nghiệp căn bản của thân thường xảy ra trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.Do tư...
-
Siêng năng nuôi mạng sống bằng những thực phẩm thiện
là không nên nuôi mạng sống bằng những thực phẩm ác, nghĩa là hằng ngày không nên ăn thịt chúng sanh, vì ăn thịt chúng sanh là đem sự đau khổ vào thân. Thân bệnh đau hay tai nạn này, tai nạn khác đều do nuôi mạng sống trong sự...
-
Tính của địa giới
Tính của địa giới là dung chứa, dù dơ bẩn bất tịnh hay trong sạch thanh tịnh thì tính địa giới không có phân biệt phiền hà than trách, không có vui mừng hay khen chê. Cho nên khi học về tính của địa giới thì có sự ước mong...
-
Tham dục ám ảnh
là lòng tham muốn hiện ra lởn vởn trong trí ray rứt không yên.
-
Trí tuệ thế gian
là sự hiểu biết và tư duy suy nghĩ một điều gì mà do lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thúc đẩy. Tri kiến giải thoát không phải ngoài trí tuệ thế gian. Nếu tâm chưa ly dục ly ác pháp thì tri kiến đó là tri kiến...
-
A La Hán Độc Giác
là người tự mình tìm ra pháp môn tu tập đạt được tâm vô lậu hoàn toàn. Trên đời này chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người duy nhất tự mình tìm ra pháp môn tu tập đạt được tâm vô lậu hoàn toàn, ngoài ra thì...