Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Pháp

Nghĩa chữ Pháp rất rộng rãi, mênh mông, vô cùng, vô tận. Nó chỉ cho vạn hữu và mọi sự việc, mọi tâm niệm đã khởi, mọi cảm thọ đang xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta. Pháp chỉ cho tất cả mọi sự hiểu biết của cổ kim của nhân loại, bao gồm cả khoa học, toán học, văn học, sử học, thiên văn học, các kinh sách của các tôn giáo lớn trên thế giới và giáo lý của Đức Phật.

Đó là kiến chấp của người thế gian. Nó lôi cuốn và làm cho tâm ta ưa thích, xem đó là chánh pháp, là đúng pháp, ôm chặt khư khư, cho đó là khuôn vàng thước ngọc. Tu hành như thế khiến cho ta thấy khả ái, khả lạc, khả hỷ, rồi dính mắc không buông bỏ được.

Tất cả mọi pháp nào dù thiện hữu lậu hay ác đều do gốc dục sinh ra cả. Pháp gồm có ba phần:

1/ Về vật chấtchỉ cho vạn hữu là âm thinh, sắc tướng, là mọi sự việc xảy ra, là thời tiết nắng mưa gió bão, là đất, đá, núi, sông đều là pháp, ngay cả thân ngũ uẩn cũng gọi là pháp, mỗi hành động tu tập cũng gọi là pháp, lời giảng dạy của Phật trong các kinh sách cũng đều là pháp.

Nói chung là sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu trần này xúc chạm với sáu căn sinh ra các cảm thọ; các cảm thọ sinh ra ái dục.

2/ Về tinh thần chỉ cho tâm niệm; là ý niệm. Mỗi niệm trong tâm là mỗi pháp.

Tất cả pháp là tâm niệm của chúng ta. Phật đã xác định “Tác ý làm sanh khởi”. Tác ý là pháp thuộc về ý thức, tức là tâm niệm, ý niệm. Mỗi niệm trong tâm là mỗi pháp. Cho nên, mỗi niệm trong tâm đều lấy tác ý làm sanh khởi.

Tác ý có hai cách:

1- Tác ý sinh khởi ác pháp, là tác ý dục tham, dục sân, dục si... Đây là những pháp đau khổ, là con đường dẫn đến khổ đau, là con đường đưa đến địa ngục.

2- Tác ý sinh khởi thiện pháp là tác ý ly dục tham, ly dục sân, ly dục si.

. Đây là pháp thiện, là pháp chấm dứt sự đau khổ, là con đường giải thoát chân chánh của Phật giáo.

3/ Về cảm thọ chỉ cho sự đau khổ của thânđang xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta. Như vậy tu tập Tứ Niệm Xứ quán thân, thọ, tâm, pháp nghĩa là nên xem xét rất kỹ lưỡng về toàn thân, về các cảm thọ, về toàn tâm và về các pháp.

Nghĩa là theo dõi thân, thọ, tâm, pháp đang hoạt động theo nghiệp lực nhân quả. Nếu sự hoạt động ấy tác động làm khổ ta và người khác thì ngăn và diệt, còn sự hoạt động ấy đem lại sự bình an cho ta và người khác thì hãy để nó hoạt động, chứ không ngăn diệt.

Đó gọi là tu tập Tứ Niệm Xứ. Tu tập Tứ Niệm Xứ là tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Gợi ý