Sáu căn quay vào trong
1- Sáu căn quay vào trong thân, lúc tâm không phóng dật, tức là tâm ly dục ly ác pháp, nhập Bất Động Tâm Định hay nhập Sơ Thiền, tức là tâm định trên thân. Nếu sáu căn quay vào trong thân ở giai đoạn một này thì mắt nhìn vào thân, mắt sẽ thấy: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm.
Tai, mũi, miệng, thân và ý quay vào thân, thì nghe, ngửi, nếm, cảm nhận, biết: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm.
2- Sáu căn quay vào trong thân, lúc sáu căn ngưng hoạt động, hơi thở tịnh chỉ, nhập Tứ Thiền, tức là Thân định trên tâm, tâm định trên thân.
Nếu ở giai đoạn thứ hai này, sáu căn quay vào thân thì sáu căn thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm nhận và biết lặng lẽ không tịch.
Gợi ý
-
Sáu căn, sáu thức, sáu trần
Sáu căn gồm có: 1- Nhãn căn là con mắt. 2- Nhĩ căn là lổ tai. 3- Tỷ căn là lổ mũi. 4- Thiệt căn là lưỡi. 5- Thân căn là cơ thể. 6- Ý căn là bộ óc (ý thức).Sáu thức gồm có: 1- Nhãn thức là cái biết...
-
Người sống phòng hộ sáu căn - (độc cư)
tuy họ tiếp xúc với mọi người mà hạnh độc cư không lìa. Bởi vì năm giới đức họ phải giữ gìn nghiêm chỉnh theo đúng pháp, nghĩa là lúc nào lòng yêu thưong của họ cũng ngự trị trong tâm như hình với bóng không lìa xa nửa bước,...
-
Muốn giữ gìn sáu căn
thì trước tiên phải phòng hộ và sau đó mới ngăn chặn. Phòng hộ thì có HẠNH ĐỘC CƯ là đệ nhất pháp, còn ngăn chặn thì có pháp NHƯ LÝ TÁC Ý.
-
Nhiếp hộ sáu căn
là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, đừng để cho sáu căn chạy theo sáu trần. sáu căn chạy theo sáu trần tức là tâm phóng dật. Trước khi tu tập thì bạn còn lao động làm việc này, việc nọ, nhưng khi đã tu tập, mà bạn...
-
Muốn phòng hộ sáu căn
duy chỉ có một pháp môn độc nhất, đó là "Độc cư".
-
Pháp phòng hộ sáu căn
- Thứ nhất là pháp độc cư. - Thứ hai là pháp Tứ Chánh Cần. - Thứ ba là pháp Tứ Niệm Xứ. - Thứ tư là pháp Thân Hành Niệm.
-
Tâm đóng mở sáu căn
là tâm chủ động điều khiển sắc ấm (thân tứ đại).
-
Phòng hộ sáu căn
Phòng hộ sáu căn là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không cho dính mắc sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Phòng hộ sáu căn có nghĩa là giữ gìn tâm không phóng dật. Giữ gìn tâm không phóng dật là một việc làm thiện...