Sống độc cư
là sống nơi yên tịnh (Rừng núi) cho người tu tập xả tâm ly dục ly bất thiện pháp. Độc cư là đức hạnh phòng hộ sáu căn mà người tu sĩ Phật giáo phải giữ gìn cho tròn đủ. Sống Độc Cư là sống biết Tùy Thuận, sống theo ý của người khác bằng cách bỏ tâm mình sống theo tâm bạn tức là tùy thuận tâm bạn là Sống Độc Cư.
Giữ hạnh độc cư trọn vẹn là tu tập được cái gì cũng không khoe khoang nói cho người khác biết. tức là phòng hộ sáu căn, chỉ biết im lặng không nói, chỉ có sống độc cư thì mới phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
Sống Độc Cư có ba giai đoạn, giai đoạn 1, 2 là giai đoạn tu tập Định Vô Lậu (tu học giới luật đức hạnh) triển khai tri kiến giải thoát, cho nên việc tiếp duyên trên là áp dụng đức hiếu sinh vào đời sống để ly dục ly ác pháp phải có đối tương.
Còn giai đoạn 3 là giai đoạn tu tập Tứ Niệm Xứ, giai đoạn này phải giữ gìn độc cư 100% là giai đọan tu chứng đạt chân lí cho nên càng giữ gìn độc cư nghiêm chỉnh càng chứng đạo dễ dàng. Đây là giai đoạn cuối cùng của con đường tu theo Phật giáo, giai đoạn này phải hộ trì sáu căn rất chặt mới ly dục ly ác pháp vi tế trong tâm hoàn toàn.
Có người không hiểu độc cư như thế nào lại sống ức chế tâm mình, sống cô đơn chịu đựng, đến khi sức chịu đựng không nổi, bắt đầu thần kinh hưng phấn, nói loạn tưởng, giống như người điên. Sống độc cư (giai đoạn 1) Sống chung đụng với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận là sống không chống đối va chạm. Giữ gìn thân, khẩu, ý tức là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Nếu không đẩy lui các chướng ngại pháp đó mà cứ để trong tâm ôm ấp, cứ để ôm ấp sự đau khổ đó trong lòng, người không trí tuệ thường sống ngược lại với người biết tu, đó chỉ là những người chưa biết cách tu, người chưa học đạo đức làm người, người còn vô minh, ngu si, dại dột.
Người có trí tuệ đạo đức nhân bản nhân quả chẳng ngu gì mà để ôm ấp sự đau khổ trong tâm như vậy, họ luôn luôn sáng suốt và nhất định dù một giây một phút cũng không để ác pháp trong tâm. Trong cảnh động muốn tránh va chạm thì phải sống phòng hộ khẩu hành, nghĩa là phải giữ gìn miệng lưỡi, không được nói chuyện phiếm, chuyện tào lao, chuyện người khác, không có ý kiến trong tất cả mọi việc, ai làm gì mặc họ, mình chỉ biết giữ gìn tâm và ý của mình lúc nào cũng thanh thản, an lạc, vô sự, ngoài chuyện thanh thản, an lạc của tâm, nhất định mình không để ý chuyện gì khác như lời đức Phật đã dạy: “Chuyện mình, mình biết chuyện người, người hay”.
Biết chuyện người thì tâm phóng dật, biết chuyện mình là để xả tâm ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp là tâm thanh thản, an lạc, đó là một trạng thái tâm giải thoát không còn khổ đau tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật tức là tâm thiền định.
Sống độc cư mà không ức chế tâm đó là đời sống của con tê ngưu một sừng. Tóm lại, sống chung với mọi người nhưng không nói chuyện với ai cả, ai hỏi thì trả lời, không hỏi thì không kiếm chuyện nói, sống mà cứ lo giữ gìn tâm mình thanh thản, an lạc và vô sự, đó là độc cư, độc bộ, độc hành, đó là im lặng như Thánh.
Suốt ngày sống với mọi người mà chỉ có một mình, sống như vậy không bao giờ có va chạm, đó là sống phòng hộ sáu căn giữ gìn tâm ý. Sống độc cư được như vậy tức là đã biết ôm pháp tu hành, lúc nào cũng không lìa pháp, vì thế tâm hồn họ thanh thản, an lạc và vô sự, đó là một trạng thái giải thoát của người tu theo đạo Phật.
Giữ hạnh độc cư trọn vẹn là tu tập được cái gì cũng không khoe khoang nói cho người khác biết. tức là phòng hộ sáu căn, chỉ biết im lặng không nói, chỉ có sống độc cư thì mới phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
Sống Độc Cư có ba giai đoạn, giai đoạn 1, 2 là giai đoạn tu tập Định Vô Lậu (tu học giới luật đức hạnh) triển khai tri kiến giải thoát, cho nên việc tiếp duyên trên là áp dụng đức hiếu sinh vào đời sống để ly dục ly ác pháp phải có đối tương.
Còn giai đoạn 3 là giai đoạn tu tập Tứ Niệm Xứ, giai đoạn này phải giữ gìn độc cư 100% là giai đọan tu chứng đạt chân lí cho nên càng giữ gìn độc cư nghiêm chỉnh càng chứng đạo dễ dàng. Đây là giai đoạn cuối cùng của con đường tu theo Phật giáo, giai đoạn này phải hộ trì sáu căn rất chặt mới ly dục ly ác pháp vi tế trong tâm hoàn toàn.
Có người không hiểu độc cư như thế nào lại sống ức chế tâm mình, sống cô đơn chịu đựng, đến khi sức chịu đựng không nổi, bắt đầu thần kinh hưng phấn, nói loạn tưởng, giống như người điên. Sống độc cư (giai đoạn 1) Sống chung đụng với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận là sống không chống đối va chạm. Giữ gìn thân, khẩu, ý tức là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Nếu không đẩy lui các chướng ngại pháp đó mà cứ để trong tâm ôm ấp, cứ để ôm ấp sự đau khổ đó trong lòng, người không trí tuệ thường sống ngược lại với người biết tu, đó chỉ là những người chưa biết cách tu, người chưa học đạo đức làm người, người còn vô minh, ngu si, dại dột.
Người có trí tuệ đạo đức nhân bản nhân quả chẳng ngu gì mà để ôm ấp sự đau khổ trong tâm như vậy, họ luôn luôn sáng suốt và nhất định dù một giây một phút cũng không để ác pháp trong tâm. Trong cảnh động muốn tránh va chạm thì phải sống phòng hộ khẩu hành, nghĩa là phải giữ gìn miệng lưỡi, không được nói chuyện phiếm, chuyện tào lao, chuyện người khác, không có ý kiến trong tất cả mọi việc, ai làm gì mặc họ, mình chỉ biết giữ gìn tâm và ý của mình lúc nào cũng thanh thản, an lạc, vô sự, ngoài chuyện thanh thản, an lạc của tâm, nhất định mình không để ý chuyện gì khác như lời đức Phật đã dạy: “Chuyện mình, mình biết chuyện người, người hay”.
Biết chuyện người thì tâm phóng dật, biết chuyện mình là để xả tâm ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp là tâm thanh thản, an lạc, đó là một trạng thái tâm giải thoát không còn khổ đau tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật tức là tâm thiền định.
Sống độc cư mà không ức chế tâm đó là đời sống của con tê ngưu một sừng. Tóm lại, sống chung với mọi người nhưng không nói chuyện với ai cả, ai hỏi thì trả lời, không hỏi thì không kiếm chuyện nói, sống mà cứ lo giữ gìn tâm mình thanh thản, an lạc và vô sự, đó là độc cư, độc bộ, độc hành, đó là im lặng như Thánh.
Suốt ngày sống với mọi người mà chỉ có một mình, sống như vậy không bao giờ có va chạm, đó là sống phòng hộ sáu căn giữ gìn tâm ý. Sống độc cư được như vậy tức là đã biết ôm pháp tu hành, lúc nào cũng không lìa pháp, vì thế tâm hồn họ thanh thản, an lạc và vô sự, đó là một trạng thái giải thoát của người tu theo đạo Phật.
Gợi ý
-
Sống độc cư, sống hòa hợp
Rất hạnh phúc khi cùng tu tập với những người quyết tâm tu tập, luôn luôn giữ gìn giới hạnh tinh nghiêm và hạnh độc cư trọn vẹn, không làm động người khác, không nói chuyện, không ngó nhìn người khác, chờ người khác đi khất thực rồi mình mới...
-
Người sống độc cư
là người biết phòng hộ sáu căn. Độc cư đúng với phương pháp đang tu, còn sống không đúng với pháp đang tu tuy không nói chuyện nhưng vẫn chưa phải là sống độc cư.
-
Đời sống độc cư
là Đời sống viễn ly, sống nơi hoang vắng, sống nơi rừng rú, nơi nghĩa địa, nơi cánh đồng mông quạnh, nơi hòn đảo giữa biển khơi, v.v… Đời sống độc cư là đời sống không nhà cửa không gia đình, đơn thân, đơn chiếc, sống độc thân một mình,...