Sống với tâm không lý luận
Sống một mình mà tâm hay lý luận, điều này điều khác, tự lý luận một mình thì sống không đúng giới hạnh độc trú, tu không có kết quả được. Sống với tâm không lý luận là sống vô ngã, là sống với tâm không động chuyển, là sống với tâm không chấn động, là sống bất động tâm, là sống với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, là một phương pháp giữ gìn tâm không phóng dật.
Lý luận có hai cách:
1/ Lý luận với người khác,
2/ Tự lý luận với mình.
1/ Tự lí luận thấy mình hơn người.
2/ Tự lí luận thấy mình bằng người.
3/ Tự lí luận thấy mình thua người.
Người hay lí luận là người mang đầy bản ngã. Thấy mình hơn người là người ngu si; người thấy mình bằng người cũng là người ngu si; người thấy mình thua người lại chính là người ngu si nhất. Tại sao vậy? Bởi đó là tâm đang bị ba kiêu mạn.
Người sống với tâm không lí luận là người không thấy mình hơn người, không thấy mình bằng người, không thấy mình thua người. Cho nên sống với tâm không lý luận là sống vô ngã, là tâm không động chuyển, là tâm không chấn động.
Đó là sống bất động tâm, sống với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. “Ta phải sống với tâm không lí luận” là câu pháp hướng tâm, là câu đại thần chú, câu đại minh chú, v.v…
Gợi ý
-
Sống với tâm không chấn động
Chấn động là sự tác động mạnh vào trong tâm khi có một sự kiện gì xảy ra quá đột ngột, khiến những ác pháp tác động vào tâm thình lình, khiến tâm mất bình tĩnh nên bị chấn động. Tâm không chấn động là khi một sự tác động...
-
Sống với tâm không động chuyển
Mục đích của Đạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn đạt được mục đích “sống với tâm không động chuyển” nên đức Phật đã dạy chúng ta phải sống với tâm không động chuyển. Đó là pháp môn như lý tác ý.Vậy...
-
Sống với tâm từ bỏ ngã mạn
Ngã mạn có ba hình thức: 1. Thấy mình hơn người, 2. Thấy mình bằng người, 3. Thấy mình thua người. Biến lời dạy “Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn” này thành câu tác ý tức là pháp môn như lý tác ý để thường nhắc tâm...
-
Sống với thiện
tức là sống với những người có đạo đức, những người lành.
-
Người sống với đạo đức nhân bản–nhân quả
là người biết sống với chính mình; là người không ăn cắp chính mình.