Tâm không phóng dật
Tâm không phóng dật là tâm bất động trước ác pháp và các cảm thọ do ly dục, ly bất thiện pháp, tức là tâm lìa tham, sân, si, mạn nghi, là tâm đã ly dục ly ác pháp. Tâm đã ly dục ly ác pháp nên lúc nào tâm cũng định vào thân.
Nếu thân bất động thì nó định vào sự bất động của thân, nếu thân còn động thì nó sẽ định vào sự động của thân. Khi nó định vào thân thì thân đi nó biết thân đi, thân làm gì nó biết thân làm, thân ngồi nó biết thân ngồi, thân thở nó biết thân thở (nó biết hơi thở ra và hơi thở vô), thân nằm nó biết thân nằm.
Khi tâm không phóng dật thì tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì tâm định trên ba nơi:
1/ Nếu thân đi hay làm việc gì thì tâm định nơi hành động đi hoặc nơi hành động việc làm.
2/ Nếu thân ngồi hay nằm thì tâm định nơi hơi thở vô, hơi thở ra.
3/ Nếu thân không hoạt động, không thở vô thở ra thì tâm định trên thân bất động của nó chứ nó không có phóng tâm chạy theo các pháp bên ngoài. Chỉ có xả ly tâm tham, sân, si mới có sự giải thoát chân thật.
Tâm không phóng dật không phải do ức chế tâm, không phải là tâm chẳng niệm thiện niệm ác. Các pháp dạy tâm không phóng dật như: Định niệm hơi thở, Định sáng suốt, Định vô lậu, Định chánh niệm tĩnh giác, Tứ niệm xứ trên Tứ niệm xứ để khắc phục tham ưu và Thân hành niệm.
Đức Phật đã xác định rõ ràng sự bất tử hay là sự ra khỏi sanh tử, chỉ duy nhất là làm sao phải đạt cho được kết quả là “tâm không phóng dật”, Tâm không phóng dật là có Bảy năng lực Giác Chi xuất hiện. Do Bảy năng lực Giác Chi xuất hiện mà đức Phật dạy: “Tâm thuần tịnh, định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng”.
Nếu tu tập mà tâm chưa thấy Bảy Giác Chi xuất hiện là do tâm còn phóng dật, còn phóng dật là đã tu sai, hoặc tu không kỹ lưỡng, hoặc đã lọt vào thiền Đại Thừa hay Thiền Đông Độ. Nếu tâm không phóng dật trong lúc tu tập, khi xả ra thì phóng dật đó là tu tập ức chế bằng những pháp môn “Chẳng niệm thiện niệm ác” của Thiền Đông Độ, tu ức chế tâm nên Bảy Giác Chi không xuất hiện.
Bảy Giác Chi không xuất hiện thì không có đủ năng lực nhập các định, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Những người trí tuệ xem sự phóng dật của tâm là một điều tối kị nhất trong đạo Phật.
Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà tâm còn phóng dật thì chẳng bao giờ làm chủ được.
Nếu thân bất động thì nó định vào sự bất động của thân, nếu thân còn động thì nó sẽ định vào sự động của thân. Khi nó định vào thân thì thân đi nó biết thân đi, thân làm gì nó biết thân làm, thân ngồi nó biết thân ngồi, thân thở nó biết thân thở (nó biết hơi thở ra và hơi thở vô), thân nằm nó biết thân nằm.
Khi tâm không phóng dật thì tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì tâm định trên ba nơi:
1/ Nếu thân đi hay làm việc gì thì tâm định nơi hành động đi hoặc nơi hành động việc làm.
2/ Nếu thân ngồi hay nằm thì tâm định nơi hơi thở vô, hơi thở ra.
3/ Nếu thân không hoạt động, không thở vô thở ra thì tâm định trên thân bất động của nó chứ nó không có phóng tâm chạy theo các pháp bên ngoài. Chỉ có xả ly tâm tham, sân, si mới có sự giải thoát chân thật.
Tâm không phóng dật không phải do ức chế tâm, không phải là tâm chẳng niệm thiện niệm ác. Các pháp dạy tâm không phóng dật như: Định niệm hơi thở, Định sáng suốt, Định vô lậu, Định chánh niệm tĩnh giác, Tứ niệm xứ trên Tứ niệm xứ để khắc phục tham ưu và Thân hành niệm.
Đức Phật đã xác định rõ ràng sự bất tử hay là sự ra khỏi sanh tử, chỉ duy nhất là làm sao phải đạt cho được kết quả là “tâm không phóng dật”, Tâm không phóng dật là có Bảy năng lực Giác Chi xuất hiện. Do Bảy năng lực Giác Chi xuất hiện mà đức Phật dạy: “Tâm thuần tịnh, định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng”.
Nếu tu tập mà tâm chưa thấy Bảy Giác Chi xuất hiện là do tâm còn phóng dật, còn phóng dật là đã tu sai, hoặc tu không kỹ lưỡng, hoặc đã lọt vào thiền Đại Thừa hay Thiền Đông Độ. Nếu tâm không phóng dật trong lúc tu tập, khi xả ra thì phóng dật đó là tu tập ức chế bằng những pháp môn “Chẳng niệm thiện niệm ác” của Thiền Đông Độ, tu ức chế tâm nên Bảy Giác Chi không xuất hiện.
Bảy Giác Chi không xuất hiện thì không có đủ năng lực nhập các định, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Những người trí tuệ xem sự phóng dật của tâm là một điều tối kị nhất trong đạo Phật.
Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà tâm còn phóng dật thì chẳng bao giờ làm chủ được.