Tâm vô lậu
là tâm đoạn diệt ngũ triền cái và thất kiết sử, tâm không còn khổ đau phiền não, lo lắng, sợ hãi, tức giận, than khóc , v.v...Tâm vô lậu là khi nào người ta chê, nói xấu, mạ lị, mạt sát, chửi mắng, mà tâm vẫn thản nhiên không buồn giận hờn, không oán ghét v.
... Khi nào không thương, không ghét một người nào, không sợ hãi, lo lắng sống luôn luôn thanh thản, an ổn và không có một chướng ngại gì trong tâm. Khi nào tâm không còn tham muốn một vật gì, dù đó là một món ăn rất ngon, rất thích khẩu, nhưng cũng thản nhiên không thèm, không ham thích muốn ăn, có thì ăn, không có ăn thì thôi.
Khi nào thấy sự lười biếng, hôn trầm, thùy miên không còn tấn công khi muốn thức dù bất cứ giờ nào, cũng đều tỉnh thức. Khi nào tất cả mọi cảm thọ đến mà tâm không lo, không sợ hãi. Khi nào tất cả mọi pháp làm động khiến tâm bất an, nhưng vẫn thản nhiên, với tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Khi nào tâm không lo, không sợ hãi tất cả mọi cảm thọ, làm chủ được các cảm thọ thì tham dục bị diệt trừ, do tham dục được diệt trừ thì đã được giải thoát; không nói thuận theo một ai, không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời, không có chấp thủ.
Tâm vô lậu là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, là tâm không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai, là tâm không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Tâm vô lậu bất động là chỗ an trú trong khi còn sống cũng như lúc đã chết.
Như vậy chỗ tu tập để chứng đạt chân lí của Phật giáo chỉ có tu tập đúng pháp để diệt sạch lậu hoặc cho tâm vô lậu bất động. Tâm diệt sạch lậu hoặc là chỗ an trú của Phật.
... Khi nào không thương, không ghét một người nào, không sợ hãi, lo lắng sống luôn luôn thanh thản, an ổn và không có một chướng ngại gì trong tâm. Khi nào tâm không còn tham muốn một vật gì, dù đó là một món ăn rất ngon, rất thích khẩu, nhưng cũng thản nhiên không thèm, không ham thích muốn ăn, có thì ăn, không có ăn thì thôi.
Khi nào thấy sự lười biếng, hôn trầm, thùy miên không còn tấn công khi muốn thức dù bất cứ giờ nào, cũng đều tỉnh thức. Khi nào tất cả mọi cảm thọ đến mà tâm không lo, không sợ hãi. Khi nào tất cả mọi pháp làm động khiến tâm bất an, nhưng vẫn thản nhiên, với tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Khi nào tâm không lo, không sợ hãi tất cả mọi cảm thọ, làm chủ được các cảm thọ thì tham dục bị diệt trừ, do tham dục được diệt trừ thì đã được giải thoát; không nói thuận theo một ai, không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời, không có chấp thủ.
Tâm vô lậu là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, là tâm không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai, là tâm không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Tâm vô lậu bất động là chỗ an trú trong khi còn sống cũng như lúc đã chết.
Như vậy chỗ tu tập để chứng đạt chân lí của Phật giáo chỉ có tu tập đúng pháp để diệt sạch lậu hoặc cho tâm vô lậu bất động. Tâm diệt sạch lậu hoặc là chỗ an trú của Phật.
Trích tại:
Những Lời Gốc Phật Dạy 4Đường Về Xứ Phật 6
Gợi ý
-
Tam Vô Lậu Học
Pháp môn Giới luật, pháp môn Thiền định và pháp môn Trí tuệ được gọi chung là “Tam Vô Lậu Học”, chia làm ba giai đoạn tu tập hay còn gọi là ba cấp tu học trong chương trình giáo dục đào tạo của Phật giáo: 1- Cấp Tu tập...
-
Tu tập tâm vô lậu bằng pháp Như Lý Tác ý
Muốn đạt được tâm vô lậu, như mùi hôi thối bằng pháp Như Lý Tác ý, phải dùng pháp Như Lý Tác Ý: “Tâm phải bất động, mùi hôi thối là hương trần. Hương trần là pháp vô thường lúc có, lúc không ta chẳng hề sợ hãi.Hương trần hãy...
-
Tu tập tâm vô lậu
đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của đạo Phật, tất cả pháp hành trong Phật Giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu phải rất thiện xảo và phải luôn...