Tập Đế
Tập có nghĩa là nơi tập hợp mọi sự đau khổ, phiền não của con người. Tập còn có nghĩa là nơi chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày một nhiều hơn. Đế có nghĩa là sự thật, đúng đắn không sai. Tập Đế là nguyên nhân của mọi sự khổ đau đã chứa nhóm và tích trữ lâu đời nhiều kiếp trong mỗi chúng sanh, đó là cội gốc sanh tử luân hồi của loài người, là lòng ham muốn của con người, là nguyên nhân sinh ra đau khổ của con người, là chủ thể điều khiển các hành động nhân quả thiện ác từ ba nơi (thân, miệng, ý) trong thân.
Thường mọi người ngồi im lặng bất động thì tâm hay lăng xăng nghĩ ngợi điều này thế kia, đó là do lòng dục của con người. Lòng ham muốn ấy là một sự thật. Nói một cách khác hơn, đó là cội gốc sanh tử luân hồi của loài người.
Tập đế là chân lý thứ hai trong bốn đế mà đức Phật đã xác định của đạo Phật. Đó là lòng tham muốn của con người là nguyên nhân sinh ra muôn sự đau khổ của con người trên hành tinh này. Nó là bản chất của của con người khi còn ở trong bụng mẹ.
Người nào siêng năng trong từng phút, từng giây ly dục ly bất thiện pháp thì người ấy luôn luôn ở trong tâm bất động. Tâm luôn luôn bất động là chứng đạo. Cội nguồn sự đau khổ phiền não gồm có 10:
1/ Tham (lòng tham lam),
2/ Sân (nóng giận),
3/ Si (si mê, mờ ám, biết không rõ, không chính xác, không đúng),
4/ Mạn (ngã mạn, kiêu căng, tự đắc.
Mạn có bảy thứ: a/ Mạn: Nghĩ mình hơn người. b/ Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người. c/ Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. d/ Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.
e/ Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình đã chứng. f/ Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít. g/ Tà mạn: Người tu tập có được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người khác, xem trời đất không còn ai).
5/ Nghi (lòng nghi ngờ, ngờ vực, không tin. Nghi ngờ có ba phương diện: a) Tự nghi. b) Nghi pháp. c) Nghi nhân: nghi người dạy mình, không tin ông Thầy dạy mình).
6/ Thân kiến (chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này cho là ta, là của ta, là bản ngã của ta).
7/ Biên kiến (chấp một bên, nghiêng về một phía, những thành kiến rất cực đoan. Biên kiến lớn nhất là: a) Thường kiến: luận thuyết cho rằng người chết còn linh hồn, cho rằng có thế giới siêu hình, có bản thể vũ trụ, có tiểu ngã, đại ngã, có thần thức,.
.luôn luôn không bị đoạn diệt. b) Đoạn kiến: luận thuyết cho chết là hết, không còn gì cả. c) Vừa thường vừa đoạn kiến: luận thuyết cho rằng các pháp trong thế gian này vừa có vừa không).
8/ Kiến thủ (chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình.
Có ba trường hợp: a) Kiến thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của người khác. b) Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình. c) Kiến thủ vì tự ái hay vì ngoan cố cứng đầu).
9/ Giới cấm thủ (làm theo, sống theo giới cấm của ngoại đạo, tà giáo, những giới cấm này phần nhiều vô lý phi đạo đức, mê muội, dã man, v.
…)
10/ Tà kiến(chấp chặt theo lối không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả, phi đạo đức).
Thường mọi người ngồi im lặng bất động thì tâm hay lăng xăng nghĩ ngợi điều này thế kia, đó là do lòng dục của con người. Lòng ham muốn ấy là một sự thật. Nói một cách khác hơn, đó là cội gốc sanh tử luân hồi của loài người.
Tập đế là chân lý thứ hai trong bốn đế mà đức Phật đã xác định của đạo Phật. Đó là lòng tham muốn của con người là nguyên nhân sinh ra muôn sự đau khổ của con người trên hành tinh này. Nó là bản chất của của con người khi còn ở trong bụng mẹ.
Người nào siêng năng trong từng phút, từng giây ly dục ly bất thiện pháp thì người ấy luôn luôn ở trong tâm bất động. Tâm luôn luôn bất động là chứng đạo. Cội nguồn sự đau khổ phiền não gồm có 10:
1/ Tham (lòng tham lam),
2/ Sân (nóng giận),
3/ Si (si mê, mờ ám, biết không rõ, không chính xác, không đúng),
4/ Mạn (ngã mạn, kiêu căng, tự đắc.
Mạn có bảy thứ: a/ Mạn: Nghĩ mình hơn người. b/ Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người. c/ Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. d/ Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.
e/ Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình đã chứng. f/ Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít. g/ Tà mạn: Người tu tập có được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người khác, xem trời đất không còn ai).
5/ Nghi (lòng nghi ngờ, ngờ vực, không tin. Nghi ngờ có ba phương diện: a) Tự nghi. b) Nghi pháp. c) Nghi nhân: nghi người dạy mình, không tin ông Thầy dạy mình).
6/ Thân kiến (chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này cho là ta, là của ta, là bản ngã của ta).
7/ Biên kiến (chấp một bên, nghiêng về một phía, những thành kiến rất cực đoan. Biên kiến lớn nhất là: a) Thường kiến: luận thuyết cho rằng người chết còn linh hồn, cho rằng có thế giới siêu hình, có bản thể vũ trụ, có tiểu ngã, đại ngã, có thần thức,.
.luôn luôn không bị đoạn diệt. b) Đoạn kiến: luận thuyết cho chết là hết, không còn gì cả. c) Vừa thường vừa đoạn kiến: luận thuyết cho rằng các pháp trong thế gian này vừa có vừa không).
8/ Kiến thủ (chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình.
Có ba trường hợp: a) Kiến thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của người khác. b) Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình. c) Kiến thủ vì tự ái hay vì ngoan cố cứng đầu).
9/ Giới cấm thủ (làm theo, sống theo giới cấm của ngoại đạo, tà giáo, những giới cấm này phần nhiều vô lý phi đạo đức, mê muội, dã man, v.
…)
10/ Tà kiến(chấp chặt theo lối không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả, phi đạo đức).