Tứ vô lượng tâm
Tứ Vô Lượng Tâm là một cái tên chỉ chung cho bốn pháp môn độc nhất của Đạo Phật (gồm có:
1- Từ tâm;
2- Bi tâm;
3- Hỷ tâm;
4- Xả tâm), từ bốn pháp môn đó tu tập đi đến cứu cánh mà không cần phải tu tập những thiền định nào cả.
Khi bốn pháp môn đó tu tập thành tựu tâm vô lậu là có đủ Bốn Thiền và Tam Minh. Tùy theo đặc tướng mà chọn lấy một trong bốn pháp này tu tập. Dùng pháp như lý tác ý tu tập tâm từ, khi từ tâm được hiện bày thì có một trạng thái thanh tịnh, an lạc, thương yêu hòa mình trong sự sống của muôn loài hiện ra, do đó mà ngũ triền cái và thất kiết sử bị đoạn diệt.
Tứ Vô Lượng Tâm là pháp tâm không phóng dật, là pháp tâm bất động, còn thương yêu là còn động tâm. Như vậy Từ, Bi, Hỷ, Xả là trạng thái Niết Bàn, chứ không phải từ bi là yêu thương theo kiểu giáo pháp phát triển.
Từ bi của giáo pháp phát triển là một trạng thái tiêu cực, chịu đựng ức chế tâm, chứ không phải từ bi không phóng dật. Vô lượng Tâm là tâm rộng lớn mênh mông, phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể nào suy lường, tính toán được.
Tâm này thoát ra khỏi sự ràng buộc dây mơ rể má của mọi tình cảm, thương ghét, giận hờn, tỵ hiềm, kiêu căng, nghi ngờ, ngã mạn của phàm phu, phá vỡ mọi tà kiến, thân kiến, chấp kiến. Càng trau dồi tâm thì nó càng rộng lớn và sự hiểu biết của ta càng phát triển.
Từ đó ta mới thực hiện tâm vô ngã. Nếu không có bốn tâm từ, bi, hỉ, xả thì ta khó thực hiện được tâm vô ngã. Vô lượng tâm còn có nghĩa là đẳng tâm, là tâm bình đẳng (xem người và vật như nhau). Tâm này tự nhiên, không so đo, cao thấp, hơn kém, mà phổ biến, ban rải khắp mọi nơi, mọi chỗ, không giới hạn.
Do trau dồi tâm bình đẳng này mà làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh thoát khổ. Tâm này có công năng mang lại cho chúng sanh vô lượng phước báo, nghĩa là không bao giờ làm phiền lòng ai. Biết rằng ở đời ai cũng có cái khổ, cái khó khăn, nên ta cần phải thường xuyên áp dụng tâm bi.
Thí dụ khi có một người tức giận ta, ta hiểu là người ấy đang khổ (bởi vì tâm bình thường đâu có đau khổ). Khi thực hiện tâm bi là thực hiện ở chỗ đau khổ, tai nạn của người. Nếu thực hiện được tâm từ thì ta có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh trong nước và các nước khác, ta sẽ sống an vui, không có chiến tranh, đau khổ.
Vô lượng phải hiểu qua năm trường hợp sau đây:
1/ Vô lượng nhân lành: đem lại nhân lành cho mọi người. Thí dụ khi người ta chửi mình thì mình không giận mà còn năn nỉ để họ mát dạ, không chửi nữa.
Đó là ta thông cảm và giúp đỡ họ.
2/ Vô lượng quả đẹp: luôn luôn đem đến sự tốt đẹp, không phiền toái, khiến cho chúng sanh nào cũng được an lành.
3/ Vô lượng chúng sanh: mang lại lợi ích cho rất nhiều chúng sanh.
Thí dụ trong y áo của chúng ta có đầy kiến. Học tập tâm từ thì ta không nên đập giủ mạnh khiến cho chúng có thể bị thương tích và chết mất. Vì mưa gió cho nên chúng mới chạy vào nhà tìm nơi trú ẩn. Nếu ta không muốn cho chúng vào thì phải ngăn chận từ đầu.
Bây giờ nó vô đầy trong nhà mà ta quét đổ hết ra ngoài mưa, hoặc đem đốt đi thì tội vô cùng.
4/ Vô lượng thế giới: cả thế giới trùng trùng, điệp điệp (không gian).
5/ Vô lượng đời kiếp: đời đời kiếp kiếp được an lành (thời gian).
Tứ Vô Lượng Tâm là pháp môn tu tập để thực hiện “Đạo Đức Hiếu Sinh”, pháp môn dạy chúng ta mở rộng Lòng Yêu Thương rộng lớn như đất trời đến với muôn loài. Nhờ Lòng Yêu Thương ấy mà không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được, tức là chúng ta biết buông xả mọi ác pháp bằng lòng thương yêu, gồm có:
1- Từ Vô Lượng Tâm,
2- Bi Vô Lượng Tâm,
3- Hỷ Vô Lượng Tâm,
4- Xả Vô Lượng Tâm.
Tu tập bốn pháp này giúp cho tâm mở rộng Lòng Yêu Thương đến với muôn loài, không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm được, tức là buông xả mọi ác pháp bằng Lòng Yêu Thương. Phải biết áp dụng Lòng Yêu Thương và Tha Thứ của chúng vào đời sống của chúng ta từng giây, từng phút thì chúng ta sẽ có sự giải thoát ngay liền, nhưng khi không biết áp dụng vào đời sống thì chẳng bao giờ có Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỉ, Tâm Xả.
Nếu muốn đạt được bốn tâm này thì chỉ có áp dụng Lòng Yêu Thương và Tha Thứ vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
là lòng yêu thương rộng lớn như đất trời phủ trùm vạn vật không chỗ nào là không có, thương yêu cây cỏ đất đá núi sông, thương yêu không khí, ánh sáng mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, ngày đêm đều thương yêu cả.
Thương yêu tất cả muôn loài còn đang sống, còn đang hít thở không khí, còn đang hoạt động, rung động theo không gian và thời gian. Lòng yêu thương vô cùng vô tận của chúng ta đối với tất cả chúng sanh, từ con người đến con vật, cây cỏ.
Lòng yêu thương ban rải khắp tất cả thì ta sẽ tránh (vô tình) gây đau khổ cho chúng sanh, và đem lại cho chúng sanh cái vui chân thật. Cái vui do chính lòng từ mang đến sẽ làm cho vạn vật vui mừng, cỏ cây tươi tốt, trong đó có ta.
Tu tập lòng Từ Vô Lượng là tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác thực hiện lòng Từ Vô Lượng, buông xả tất cả ác pháp. Khi thực hiện được Lòng Từ Vô Lượng thì đồng thời là Lòng Bi Vô Lượng, Lòng Hỷ Vô Lượng và Lòng Xả Vô Lượng cũng xuất hiện một lượt.
Tứ Vô Lượng Tâm tuy nói là bốn pháp, nhưng chỉ tu tập thành tựu một pháp là ba pháp kia đều xuất hiện và thành tựu đủ. Đức Phật khi đi còn không giẫm, đạp lên cây cỏ sợ nó héo úa, thậm chí còn không bỏ thức ăn lên cỏ vì sợ thức ăn mặn làm chết cỏ, còn ta thì cứ đạp bừa lên, nhổ tận gốc rễ.
Bởi vậy chúng ta cần phải thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm. Lòng từ, bi, hỷ, xả ban rải khắp mọi loài chúng sanh trong mọi hoàn cảnh, khiến cho tất cả đều được an vui, đây là cái vui bền bỉ chân thật. Còn cái vui bị phiền não chi phối vì có tham, sân, si là vui theo dục lạc, được thì vui, mất thì buồn; cái vui vì dục lạc không bao giờ có thể thỏa mãn hoàn toàn được.
Muốn tìm được nguồn vui chân thật thì hàng ngày phải trau dồi thân tâm của mình trong ba hành động của nó. Nghĩa là hằng ngày trau dồi ba hành động của thân: thân hành, khẩu hành và ý hành bằng pháp môn hướng tâm cụ thể.
a/ Thân hành có hai: chân hành và tay hành. b/ Khẩu hành gồm có ăn và nói. c/ Ý hành có: ý thiện, ý ác và ý không thiện không ác.
1- Từ tâm;
2- Bi tâm;
3- Hỷ tâm;
4- Xả tâm), từ bốn pháp môn đó tu tập đi đến cứu cánh mà không cần phải tu tập những thiền định nào cả.
Khi bốn pháp môn đó tu tập thành tựu tâm vô lậu là có đủ Bốn Thiền và Tam Minh. Tùy theo đặc tướng mà chọn lấy một trong bốn pháp này tu tập. Dùng pháp như lý tác ý tu tập tâm từ, khi từ tâm được hiện bày thì có một trạng thái thanh tịnh, an lạc, thương yêu hòa mình trong sự sống của muôn loài hiện ra, do đó mà ngũ triền cái và thất kiết sử bị đoạn diệt.
Tứ Vô Lượng Tâm là pháp tâm không phóng dật, là pháp tâm bất động, còn thương yêu là còn động tâm. Như vậy Từ, Bi, Hỷ, Xả là trạng thái Niết Bàn, chứ không phải từ bi là yêu thương theo kiểu giáo pháp phát triển.
Từ bi của giáo pháp phát triển là một trạng thái tiêu cực, chịu đựng ức chế tâm, chứ không phải từ bi không phóng dật. Vô lượng Tâm là tâm rộng lớn mênh mông, phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể nào suy lường, tính toán được.
Tâm này thoát ra khỏi sự ràng buộc dây mơ rể má của mọi tình cảm, thương ghét, giận hờn, tỵ hiềm, kiêu căng, nghi ngờ, ngã mạn của phàm phu, phá vỡ mọi tà kiến, thân kiến, chấp kiến. Càng trau dồi tâm thì nó càng rộng lớn và sự hiểu biết của ta càng phát triển.
Từ đó ta mới thực hiện tâm vô ngã. Nếu không có bốn tâm từ, bi, hỉ, xả thì ta khó thực hiện được tâm vô ngã. Vô lượng tâm còn có nghĩa là đẳng tâm, là tâm bình đẳng (xem người và vật như nhau). Tâm này tự nhiên, không so đo, cao thấp, hơn kém, mà phổ biến, ban rải khắp mọi nơi, mọi chỗ, không giới hạn.
Do trau dồi tâm bình đẳng này mà làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh thoát khổ. Tâm này có công năng mang lại cho chúng sanh vô lượng phước báo, nghĩa là không bao giờ làm phiền lòng ai. Biết rằng ở đời ai cũng có cái khổ, cái khó khăn, nên ta cần phải thường xuyên áp dụng tâm bi.
Thí dụ khi có một người tức giận ta, ta hiểu là người ấy đang khổ (bởi vì tâm bình thường đâu có đau khổ). Khi thực hiện tâm bi là thực hiện ở chỗ đau khổ, tai nạn của người. Nếu thực hiện được tâm từ thì ta có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh trong nước và các nước khác, ta sẽ sống an vui, không có chiến tranh, đau khổ.
Vô lượng phải hiểu qua năm trường hợp sau đây:
1/ Vô lượng nhân lành: đem lại nhân lành cho mọi người. Thí dụ khi người ta chửi mình thì mình không giận mà còn năn nỉ để họ mát dạ, không chửi nữa.
Đó là ta thông cảm và giúp đỡ họ.
2/ Vô lượng quả đẹp: luôn luôn đem đến sự tốt đẹp, không phiền toái, khiến cho chúng sanh nào cũng được an lành.
3/ Vô lượng chúng sanh: mang lại lợi ích cho rất nhiều chúng sanh.
Thí dụ trong y áo của chúng ta có đầy kiến. Học tập tâm từ thì ta không nên đập giủ mạnh khiến cho chúng có thể bị thương tích và chết mất. Vì mưa gió cho nên chúng mới chạy vào nhà tìm nơi trú ẩn. Nếu ta không muốn cho chúng vào thì phải ngăn chận từ đầu.
Bây giờ nó vô đầy trong nhà mà ta quét đổ hết ra ngoài mưa, hoặc đem đốt đi thì tội vô cùng.
4/ Vô lượng thế giới: cả thế giới trùng trùng, điệp điệp (không gian).
5/ Vô lượng đời kiếp: đời đời kiếp kiếp được an lành (thời gian).
Tứ Vô Lượng Tâm là pháp môn tu tập để thực hiện “Đạo Đức Hiếu Sinh”, pháp môn dạy chúng ta mở rộng Lòng Yêu Thương rộng lớn như đất trời đến với muôn loài. Nhờ Lòng Yêu Thương ấy mà không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được, tức là chúng ta biết buông xả mọi ác pháp bằng lòng thương yêu, gồm có:
1- Từ Vô Lượng Tâm,
2- Bi Vô Lượng Tâm,
3- Hỷ Vô Lượng Tâm,
4- Xả Vô Lượng Tâm.
Tu tập bốn pháp này giúp cho tâm mở rộng Lòng Yêu Thương đến với muôn loài, không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm được, tức là buông xả mọi ác pháp bằng Lòng Yêu Thương. Phải biết áp dụng Lòng Yêu Thương và Tha Thứ của chúng vào đời sống của chúng ta từng giây, từng phút thì chúng ta sẽ có sự giải thoát ngay liền, nhưng khi không biết áp dụng vào đời sống thì chẳng bao giờ có Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỉ, Tâm Xả.
Nếu muốn đạt được bốn tâm này thì chỉ có áp dụng Lòng Yêu Thương và Tha Thứ vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
là lòng yêu thương rộng lớn như đất trời phủ trùm vạn vật không chỗ nào là không có, thương yêu cây cỏ đất đá núi sông, thương yêu không khí, ánh sáng mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, ngày đêm đều thương yêu cả.
Thương yêu tất cả muôn loài còn đang sống, còn đang hít thở không khí, còn đang hoạt động, rung động theo không gian và thời gian. Lòng yêu thương vô cùng vô tận của chúng ta đối với tất cả chúng sanh, từ con người đến con vật, cây cỏ.
Lòng yêu thương ban rải khắp tất cả thì ta sẽ tránh (vô tình) gây đau khổ cho chúng sanh, và đem lại cho chúng sanh cái vui chân thật. Cái vui do chính lòng từ mang đến sẽ làm cho vạn vật vui mừng, cỏ cây tươi tốt, trong đó có ta.
Tu tập lòng Từ Vô Lượng là tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác thực hiện lòng Từ Vô Lượng, buông xả tất cả ác pháp. Khi thực hiện được Lòng Từ Vô Lượng thì đồng thời là Lòng Bi Vô Lượng, Lòng Hỷ Vô Lượng và Lòng Xả Vô Lượng cũng xuất hiện một lượt.
Tứ Vô Lượng Tâm tuy nói là bốn pháp, nhưng chỉ tu tập thành tựu một pháp là ba pháp kia đều xuất hiện và thành tựu đủ. Đức Phật khi đi còn không giẫm, đạp lên cây cỏ sợ nó héo úa, thậm chí còn không bỏ thức ăn lên cỏ vì sợ thức ăn mặn làm chết cỏ, còn ta thì cứ đạp bừa lên, nhổ tận gốc rễ.
Bởi vậy chúng ta cần phải thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm. Lòng từ, bi, hỷ, xả ban rải khắp mọi loài chúng sanh trong mọi hoàn cảnh, khiến cho tất cả đều được an vui, đây là cái vui bền bỉ chân thật. Còn cái vui bị phiền não chi phối vì có tham, sân, si là vui theo dục lạc, được thì vui, mất thì buồn; cái vui vì dục lạc không bao giờ có thể thỏa mãn hoàn toàn được.
Muốn tìm được nguồn vui chân thật thì hàng ngày phải trau dồi thân tâm của mình trong ba hành động của nó. Nghĩa là hằng ngày trau dồi ba hành động của thân: thân hành, khẩu hành và ý hành bằng pháp môn hướng tâm cụ thể.
a/ Thân hành có hai: chân hành và tay hành. b/ Khẩu hành gồm có ăn và nói. c/ Ý hành có: ý thiện, ý ác và ý không thiện không ác.