Từ trường của các loại Định
1/ Định Nhị Thiền khi khẩu hành tịnh chỉ và ý thức ngưng hoạt động (ý thức ngưng hoạt động có nghĩa là sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức ngưng hoạt động).
Người nhập định này mắt không còn thấy sắc tướng, tai không còn nghe âm thanh, v.v... Khi khẩu hành tịnh chỉ, sáu thức ngưng hoạt động tức là khẩu hành định, sáu thức định, thì từ trong các định này phóng ra một loạt từ trường để bảo vệ khẩu hành và sáu thức của nó, đây là từ trường của định Nhị Thiền, mắt thường không thể thấy được, chỉ có khứu giác tinh vi hoặc trực giác mới nhận ra được.
2/ Định Tam Thiền do ly 18 loại hỷ dục tưởng. Khi lìa 18 loại hỷ dục tưởng này thì trong thân phóng ra một từ trường để bảo vệ giấc ngủ an lành không có mộng mị.
3/ Định Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở và các hành trong thân ngưng hoạt động, từ trong thân hành tịnh chỉ này phóng ra một từ trường để bảo vệ sự sống của thân tứ đại, từ trường ấy làm cho các cơ quan nội ngoại của cơ thể không bị hư hoại trong một khoảng thời gian dài, nhờ đó mà cơ thể có thể phục hồi sự sống lại một cách dễ dàng.
Các từ trường do Định sanh trên đây chỉ là một luồng khí vô hình, nhưng nội lực mạnh yếu đều do hành động thiện ác nhiều ít của con người hoặc sức tịnh chỉ các hành trong thân tùy theo khẩu hành, thân hành và ý hành tạo ra định lực sâu cạn nhiều ít mà phân ra các loại định.
Mỗi loại định đều có từ trường phóng ra để bảo vệ người đang nhập định.
4/ Định Diệt Thọ Tưởng là một loại định diệt thọ ấm và tưởng ấm. Muốn diệt thọ ấm và tưởng ấm thì phải tịnh chỉ ý hành, ý hành tịnh chỉ thì ý căn phải ngưng hoạt động, ý căn (Ý căn là bộ óc của con người, ý căn ngưng hoạt động là bộ óc con người ngưng làm việc.
Tứ Thiền hơi thở tịnh chỉ tức là hơi thở dừng, nhưng bộ óc còn hoạt động, còn nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì bộ óc hoàn toàn ngưng nghỉ.) ngưng hoạt động thì cơ thể hoàn toàn giống như người chết. Vì muốn bảo vệ cơ thể không bị hoại diệt nên Định Diệt Thọ Tưởng phải phóng ra một từ trường rất vững bền hơn thành đồng vách sắt, lớp từ trường như một kính pha lê che phủ cơ thể người nhập định, tuy không trông thấy nhưng đến gần thì không được, thời tiết mưa nắng không xâm thực được, lửa không cháy, nước không làm ướt được, tất cả loài vật và người không bao giờ xâm chiếm đến gần được, không có một vật gì trên thế gian này làm hại được thân người nhập định này.
Gợi ý
-
Từ trường
tức là nói đến nghiệp lực nhân quả thiện ác do con người hành động theo ba chỗ thân, miệng, ý của họ tạo ra một khoảng không gian rộng hẹp nhất định theo sự huân tập nhiều ít của họ. Tâm lực thiện của người tu sĩ chân chánh...
-
Từ trường ác
sẽ hợp duyên với những từ trường ác khác trong môi trường sống và tiếp tục tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ mọi điều khổ hoặc sanh làm những loài vật nhỏ bé ti tiện như côn trùng, sâu, bọ, v.v... sống nơi ẩm ướt dơ bẩn, thời...
-
Từ trường thiện nhiều ác ít
thì sẽ hợp duyên với những từ trường thiện ác khác trong môi trường sống và từ đó tiếp tục tái sanh làm chúng sanh mới trong hoàn cảnh thiện và phước báo đầy đủ6 chứ không có linh hồn đi tái sanh. Từ trường ác thì có các duyên...
-
Từ trường toàn thiện
thì không có duyên để hợp nên không tái sanh chỉ hưởng quả phước thiện ở từ trường đó chờ hết quả phước đó mới tái sanh làm người trở lại. Từ trường thiện không còn có duyên để hợp nên không tạo ra thế giới.