Thiền định của Đạo Phật
có tên là Tứ Thánh Định, chính là tâm toàn thiện. Tâm toàn thiện là tâm định chứ không phải thân định, Đức Phật xác định: “Tâm định trên thân, Thân định trên tâm” là hai loại thiền định rõ ràng:
1/ Tâm định (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý), kinh Pháp Cú.
2/ Thân định (Không thở ra thở vào, tâm trú vào thiền định), kinh Tương Ưng. Thiền định của Đạo Phật nhắm vào sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chuyển hóa nhân quả, chấm dứt luân hồi, chứ không phải là những loại thiền định nhắm vào thần thông, phép thuật, biến hóa, tàng hình.
Bởi vậy muốn có cội gốc thiền định này thì Tứ Thánh Định cần phải tu tập. Do đó Đức Phật thường nhắc nhở các đệ tử của mình: “Định căn cần tu tập Tứ Thánh Định”. Thiền định của đạo Phật là pháp môn dành cho những người tâm bất động để nhập, chớ không phải để cho mọi người tu tập.
Phật giáo dạy chúng ta ly dục ly ác pháp để đạt tâm bất động, chớ không dạy chúng ta tu tập thiền định theo kiểu ức chế ý thức để ý thức không còn khởi niệm. Thiền định của đạo Phật giáo là Thiền định để nhập, để làm chủ thân tâm, chớ không phải để tu tập như người ta nghĩ tưởng và kiến giải, khiến cho người tu tập Thiền định càng xa lìa Phật giáo.
Thiền định của Đạo Phật là Tứ Thánh định, là thiền định từ giới luật sinh ra. Những lời dạy của đức Phật trong kinh sách thường nhắc nhở chúng ta: giữ “Năm giới” và nhắc nhở “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” hoặc khuyên răn “Ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp” Những lời dạy trên là những lời dạy đạo đức nhân bản làm người không làm khổ mình khổ người là thiền định của Phật.
Thiền định của Phật giáo chỉ khi nào tâm ly dục ly ác pháp hay nói cách khác là tâm lìa tham, sân, si mới có thiền định. Thiền định của Phật giáo phải luôn luôn tác ý ly dục, ly ác pháp, xả tâm diệt ngã.
Tu tập rất bình thường không ức chế, với một tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Mục đích của Đạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, dùng pháp hướng tâm như lý tác ý để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, tâm vô lậu thanh tịnh không còn đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của thế gian, tâm được thanh tịnh đó gọi là định.
Tìm về cuộc sống, có một trạng thái an lạc, thanh thản, làm chủ bốn cái khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết. Tu tập vừa có đạo thông vừa có đạo lực điều khiển sự sống chết luân hồi theo ý muốn, bằng ý thức chủ động điều khiển sự sống chết của con người, không mơ hồ, trừu tượng.
Đối tượng tu tập là tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử. Tất cả những sự tưởng ra trạng thái thiền định như thế này, như thế khác đều là do tưởng. Có những trạng thái thiền xảy ra trong khi tu tập ức chế tâm không vọng tưởng là tà thiền, tà định của ngoại đạo.
Như vậy khi tu thiền có trạng thái này trạng thái nọ, thì phải mau mau xả tất cả những trạng thái đó, chứ đừng có cho nó là định tướng. Thiền định của Đạo Phật không giống bất cứ một loại thiền định nào của Đại Thừa và Thiền Tông.
Nếu tu tập thiền định mà loại thiền định đó không lấy giới luật làm tiêu chuẩn, sống không đúng Phạm hạnh, thường phạm giới, phá giới thì đó là thiền định không phải của Phật giáo, bạn đừng có tin. Kinh nói: “Bốn Tinh Cần Là Định Tư Cụ”, vậy pháp môn tu tập thiền định của Phật giáo Nguyên Thủy chỉ có Định Tư Cụ “Tứ Chánh Cần”, ngoài Tứ Chánh Cần thì không còn pháp môn nào khác nữa để tu tập thiền định đúng chánh pháp.
Đức Phật xác định những pháp môn đã dạy ở trên đây là những pháp môn tu tập thiền định của Đạo Phật. Nếu có pháp môn nào khác nữa để tu tập thiền định thì chúng ta phải biết đó không phải là pháp môn của Phật giáo, mà là pháp môn của ngoại đạo.
Thiền định của Phật giáo là một thứ thiền định giải thoát vô lậu (Định Vô Lậu) chứ không phải thứ thiền định ngồi lim dim như con cóc, như gộc cây, ức chế thân tâm như ai bẻ giò, bẻ cẳng, đầu căng thẳng như treo đá.
Tâm còn động, chưa ly dục ly ác pháp mà muốn tu tập Thiền định thì Thiền định đó là Thiền định tưởng của các tà sư ngoại đạo.
1/ Tâm định (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý), kinh Pháp Cú.
2/ Thân định (Không thở ra thở vào, tâm trú vào thiền định), kinh Tương Ưng. Thiền định của Đạo Phật nhắm vào sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chuyển hóa nhân quả, chấm dứt luân hồi, chứ không phải là những loại thiền định nhắm vào thần thông, phép thuật, biến hóa, tàng hình.
Bởi vậy muốn có cội gốc thiền định này thì Tứ Thánh Định cần phải tu tập. Do đó Đức Phật thường nhắc nhở các đệ tử của mình: “Định căn cần tu tập Tứ Thánh Định”. Thiền định của đạo Phật là pháp môn dành cho những người tâm bất động để nhập, chớ không phải để cho mọi người tu tập.
Phật giáo dạy chúng ta ly dục ly ác pháp để đạt tâm bất động, chớ không dạy chúng ta tu tập thiền định theo kiểu ức chế ý thức để ý thức không còn khởi niệm. Thiền định của đạo Phật giáo là Thiền định để nhập, để làm chủ thân tâm, chớ không phải để tu tập như người ta nghĩ tưởng và kiến giải, khiến cho người tu tập Thiền định càng xa lìa Phật giáo.
Thiền định của Đạo Phật là Tứ Thánh định, là thiền định từ giới luật sinh ra. Những lời dạy của đức Phật trong kinh sách thường nhắc nhở chúng ta: giữ “Năm giới” và nhắc nhở “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” hoặc khuyên răn “Ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp” Những lời dạy trên là những lời dạy đạo đức nhân bản làm người không làm khổ mình khổ người là thiền định của Phật.
Thiền định của Phật giáo chỉ khi nào tâm ly dục ly ác pháp hay nói cách khác là tâm lìa tham, sân, si mới có thiền định. Thiền định của Phật giáo phải luôn luôn tác ý ly dục, ly ác pháp, xả tâm diệt ngã.
Tu tập rất bình thường không ức chế, với một tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Mục đích của Đạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, dùng pháp hướng tâm như lý tác ý để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, tâm vô lậu thanh tịnh không còn đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của thế gian, tâm được thanh tịnh đó gọi là định.
Tìm về cuộc sống, có một trạng thái an lạc, thanh thản, làm chủ bốn cái khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết. Tu tập vừa có đạo thông vừa có đạo lực điều khiển sự sống chết luân hồi theo ý muốn, bằng ý thức chủ động điều khiển sự sống chết của con người, không mơ hồ, trừu tượng.
Đối tượng tu tập là tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử. Tất cả những sự tưởng ra trạng thái thiền định như thế này, như thế khác đều là do tưởng. Có những trạng thái thiền xảy ra trong khi tu tập ức chế tâm không vọng tưởng là tà thiền, tà định của ngoại đạo.
Như vậy khi tu thiền có trạng thái này trạng thái nọ, thì phải mau mau xả tất cả những trạng thái đó, chứ đừng có cho nó là định tướng. Thiền định của Đạo Phật không giống bất cứ một loại thiền định nào của Đại Thừa và Thiền Tông.
Nếu tu tập thiền định mà loại thiền định đó không lấy giới luật làm tiêu chuẩn, sống không đúng Phạm hạnh, thường phạm giới, phá giới thì đó là thiền định không phải của Phật giáo, bạn đừng có tin. Kinh nói: “Bốn Tinh Cần Là Định Tư Cụ”, vậy pháp môn tu tập thiền định của Phật giáo Nguyên Thủy chỉ có Định Tư Cụ “Tứ Chánh Cần”, ngoài Tứ Chánh Cần thì không còn pháp môn nào khác nữa để tu tập thiền định đúng chánh pháp.
Đức Phật xác định những pháp môn đã dạy ở trên đây là những pháp môn tu tập thiền định của Đạo Phật. Nếu có pháp môn nào khác nữa để tu tập thiền định thì chúng ta phải biết đó không phải là pháp môn của Phật giáo, mà là pháp môn của ngoại đạo.
Thiền định của Phật giáo là một thứ thiền định giải thoát vô lậu (Định Vô Lậu) chứ không phải thứ thiền định ngồi lim dim như con cóc, như gộc cây, ức chế thân tâm như ai bẻ giò, bẻ cẳng, đầu căng thẳng như treo đá.
Tâm còn động, chưa ly dục ly ác pháp mà muốn tu tập Thiền định thì Thiền định đó là Thiền định tưởng của các tà sư ngoại đạo.
Gợi ý
-
Tu hành thiền định của đạo Phật
là ở chỗ ngăn ác diệt ác pháp và đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, không phải chỗ ngồi thiền, tụng kinh, bái sám, niệm chú, niệm Phật, v.v… Người tu có đối tượng xả tâm nhanh, còn người tu không có đối tượng kết quả xả tâm...
-
Pháp tu tập thiền định của đạo Phật
là pháp ngăn diệt ác pháp trong tâm. Khi nào không còn ác pháp trong tâm thì người ấy nhập định.
-
Người thiền định của Đạo Phật
của Đạo Phật là người biết buông xả các ác pháp, là người biết yểm ly tham, sân, si, biết thiểu dục tri túc, biết sống độc cư trầm lặng một mình.