Thiền của Phật
là phải lìa tâm tham, diệt ác pháp, tức là ly dục ly ác pháp hay ngăn ác diệt ác pháp, chứ không phải ngồi bắt chân lên là nhiếp tâm không vọng tưởng, không phải còn tham ăn, tham dục mà gọi là thiền định.
Như vậy Thiền của Phật giáo là loại thiền xả tâm “ly dục ly ác pháp” lấy giới luật đức hạnh chuyển hóa nhân quả, làm chủ nhân quả (Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện, hoặc ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp).
Thiền của Phật giáo không có điều thân, điều tức (hơi thở), điều tâm. Trong kinh Nguyên Thủy dạy cắn chặt răng, uốn lưỡi cong để chạm lên hàm ếch là biện pháp để khi có những ác pháp tấn công vào thân tâm quá mạnh khiến cho đau đớn khôn cùng thì phải dùng tư thế này để giữ gìn tâm bất động, để đẩy lui các ác pháp đó ra khỏi thân tâm, không phải đó là phương pháp điều thân như trong pháp thiền của Đại Thừa và Thiền Đông Độ dạy.
Đạo Phật không có dùng hơi thở tập trung tâm để loại bỏ mọi tạp niệm mà dùng hơi thở để loại trừ tham, sân, si, và bệnh khổ, hoặc khi thân bị đau bệnh, hoặc phá tâm si tức là khi bị hôn trầm, thùy miên và vô ký.
Hơi thở chỉ là lỗ châu mai cho hành giả núp vào đó để đẩy lui các ác pháp. Thiền của Phật giáo khi hành giả tu tập Tứ Niệm Xứ thì với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản thì dẫn tâm nhập thiền định không có khó khăn, không có phí sức, không có mệt nhọc.
Khi tu tập Tứ Niệm Xứ làm cho sung mãn thân, thọ, tâm, và pháp thì Tứ Thần Túc xuất hiện như những dụng cụ để nhập các loại thiền định. Người tu thiền mà chưa xuất hiện những dụng cụ Thần Túc này thì không bao giờ nhập được chánh định, nếu có nhập được cũng chỉ nhập tà định tức là định tưởng.
Thiền Phật giáo chỉ có xả tâm ly dục ly ác pháp để cho tâm không còn tham, sân, si. Tâm không còn tham, sân, si, là mục đích của đạo Phật đã đạt. Thiền Phật giáo chỉ có xả tâm ly dục ly ác pháp để cho tâm không còn tham, sân, si.
Một khi tâm không còn tham, sân, si, thì tâm rất định tĩnh, nhu nhuyến và dễ sử dụng. Khi tâm định tĩnh, nhu nhuyến và dễ sử dụng thì nhập thiền định không có khó khăn, không có mệt nhọc. Thiền của Phật giáo không giống một thứ thiền nào của các tôn giáo khác, và cũng không có tôn giáo nào có thể dung hoà được thiền của Phật giáo với các thứ thiền của họ được.
Thiền của Phật giáo là một chương trình giáo dục đào tạo con người sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Đối với đạo Phật, thiền là đạo đức làm người, làm Thánh, chứ không phải luyện Tinh, Khí, Thần, thiền không phải là khoa học, y học, vật lý học.
Như vậy Thiền của Phật giáo là loại thiền xả tâm “ly dục ly ác pháp” lấy giới luật đức hạnh chuyển hóa nhân quả, làm chủ nhân quả (Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện, hoặc ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp).
Thiền của Phật giáo không có điều thân, điều tức (hơi thở), điều tâm. Trong kinh Nguyên Thủy dạy cắn chặt răng, uốn lưỡi cong để chạm lên hàm ếch là biện pháp để khi có những ác pháp tấn công vào thân tâm quá mạnh khiến cho đau đớn khôn cùng thì phải dùng tư thế này để giữ gìn tâm bất động, để đẩy lui các ác pháp đó ra khỏi thân tâm, không phải đó là phương pháp điều thân như trong pháp thiền của Đại Thừa và Thiền Đông Độ dạy.
Đạo Phật không có dùng hơi thở tập trung tâm để loại bỏ mọi tạp niệm mà dùng hơi thở để loại trừ tham, sân, si, và bệnh khổ, hoặc khi thân bị đau bệnh, hoặc phá tâm si tức là khi bị hôn trầm, thùy miên và vô ký.
Hơi thở chỉ là lỗ châu mai cho hành giả núp vào đó để đẩy lui các ác pháp. Thiền của Phật giáo khi hành giả tu tập Tứ Niệm Xứ thì với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản thì dẫn tâm nhập thiền định không có khó khăn, không có phí sức, không có mệt nhọc.
Khi tu tập Tứ Niệm Xứ làm cho sung mãn thân, thọ, tâm, và pháp thì Tứ Thần Túc xuất hiện như những dụng cụ để nhập các loại thiền định. Người tu thiền mà chưa xuất hiện những dụng cụ Thần Túc này thì không bao giờ nhập được chánh định, nếu có nhập được cũng chỉ nhập tà định tức là định tưởng.
Thiền Phật giáo chỉ có xả tâm ly dục ly ác pháp để cho tâm không còn tham, sân, si. Tâm không còn tham, sân, si, là mục đích của đạo Phật đã đạt. Thiền Phật giáo chỉ có xả tâm ly dục ly ác pháp để cho tâm không còn tham, sân, si.
Một khi tâm không còn tham, sân, si, thì tâm rất định tĩnh, nhu nhuyến và dễ sử dụng. Khi tâm định tĩnh, nhu nhuyến và dễ sử dụng thì nhập thiền định không có khó khăn, không có mệt nhọc. Thiền của Phật giáo không giống một thứ thiền nào của các tôn giáo khác, và cũng không có tôn giáo nào có thể dung hoà được thiền của Phật giáo với các thứ thiền của họ được.
Thiền của Phật giáo là một chương trình giáo dục đào tạo con người sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Đối với đạo Phật, thiền là đạo đức làm người, làm Thánh, chứ không phải luyện Tinh, Khí, Thần, thiền không phải là khoa học, y học, vật lý học.