Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Thiện pháp

là giới luật, là Phạm hạnh, là đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Thiện pháp là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Hằng ngày giữ gìn và bảo vệ tâm bất động thì đó là điều toàn thiện, rất thiện, thật sự là thiện, không làm khổ mình, khổ người và khổ tất chúng sinh.

Pháp thiện TÂM BẤT ĐỘNG là thiện cứu cánh, là chân lý của Phật giáo, là “Đức hạnh cao quý”của loài người và của Thánh nhân. Muốn tu tập phải luôn luôn khắc phục tâm, chế ngự tâm, dẫn tâm và làm chủ tâm mình, để biết sống trọn vẹn trong những hành động đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

Người tu tập phải nhiệt tâm tinh cần sống một đời sống đạo đức toàn thiện, là người chứng đạo, tu tập và sống thiện pháp đều nằm trong cuộc sống rất thực tế, cụ thể, thường đem lại lợi ích thiết thực cho con người.

Đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người gồm có những pháp: Thất Giác Chi, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Thân Hành Niệm. Trong Tứ Chánh Cần gồm có các định: Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Gợi ý