Ăn thịt chúng sanh phải không thấy, không nghe và không nghi
Tại vì, người tu sĩ đạo Phật thường trau dồi tu tập tâm mình lòng thương yêu rộng lớn đối với tất cả chúng sanh, đối với nhân loại khắp mười phương thế giới. Nếu chúng ta chỉ vì bổ béo cho xác thân vô thường bất tịnh này và chạy theo dục lạc, ảo giác ngon ngọt của vị giác thì chúng ta chưa phải một vị tu sĩ đạo Phật chân chánh có lòng từ bi.
Gợi ý
-
An
là khinh an. Khinh an do ly dục ly ác pháp sinh ra.
-
An Ban Thủ Ý
là một loại thiền ức chế tâm bằng pháp môn sổ tức.
-
An chỉ tất cả hành, viễn ly tất cả ý
lúc đó trạng thái của thân không còn thở ra thở vào, tai không còn nghe thấy âm thanh bên ngoài nữa.
-
An cư kiết hạ - tuổi đạo
Khi thọ giới Tỳ kheo tức là thọ giới cụ túc xong, hằng năm phải về an cư kiết hạ, mỗi hạ tính là một tuổi đạo, không về an cư không tính tuổi đạo. Còn tính tuổi đạo theo kinh sách nguyên thủy ai sống không vi phạm giới...
-
An định của thiền
Sự an định của thiền thứ nhất (Sơ thiền) là do “tầm tứ” tịnh chỉ tâm dục và ác pháp hay nói cách khác là tịnh chỉ ngôn ngữ, tức là ly dục ly bất thiện pháp. Chúng ta phải hiểu sự an định của tầng thiền thứ nhất (Sơ...
-
An lành
tâm có an trú.
-
An tịnh
là yên ổn và thanh tịnh, trong sạch. Chữ an tịnh trong giới luật hoan hỉ sống an tịnh có nghĩa là thân an ổn và tâm thanh tịnh.
-
An trú
là trú ẩn một nơi an ổn, một nơi được bao bọc an toàn không có pháp nào đến quấy rầy làm mất an, làm khổ đau phiền lụy. An trú có nghĩa là không một niệm nào xen vào trong khi hít thở.
-
An trú bất động tâm
không tác ý một tướng nào cả thì mới được gọi là an trú bất động tâm (nội không), mới đạt được chỗ ly dục ly ác pháp hoàn toàn, mới viễn ly trọn vẹn các ác pháp đang tác động trong giai đoạn tu tập thứ nhất, thứ nhì...
-
An trú bốn niệm một lần
là tu tập Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ còn gọi là Chánh Niệm, tức là pháp môn tu tập thứ bảy trong Bát Chánh Đạo.
-
An trú chánh niệm
là ở yên ổn trong niệm chân chánh. Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh: 1- Niệm Thân. 2- Niệm Thọ. 3- Niệm Tâm. 4- Niệm Pháp. Chữ chánh niệm ở đây gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong...
-
An trú niệm trước mặt
là đặt một đề tài, rồi ở trên đề tài đó say mê quán xét và tư duy. An trú chánh niệm trước mặt nghĩa là an trú chánh niệm từ bỏ, chánh niệm thoát ly và chánh niệm gọt rửa tâm dục tham. (Sau khi đi khất thực rồi...
-
An trú "không"
Chữ KHÔNG (của Phật giáo) có nghĩa không chướng ngại pháp, tức là không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Trong lúc đức Phật đang tu tập, đức Phật cũng an trú trong "không", đến nay thành tựu được chánh pháp, tức là đức Phật đã chứng...
-
An trú trong an trú
là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, nó còn có nghĩa là không tánh. Khi ở trong trạng thái an trú trong an trú này, nếu đang đi kinh hành biết mình đang đi kinh hành thì không thấy có niệm nào khởi lên, nếu...
-
An trú tâm trong hơi thở
An trú tâm trong hơi thở là để khắc phục những tham ưu trên thân hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là để đẩy lui những bệnh khổ trong thân (cảm thọ) hoặc là để đẩy lui tâm tham, sân, si. (theo phương pháp Định Niệm Hơi Thở)...
-
An trú tâm trọn vẹn trong hơi thở
tức là biết hơi thở vô, hơi thở ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, an lạc, đó là làm cho tràn đầy sung túc, dư thừa, không thiếu về niệm hơi thở.
-
An trú trong yên lặng và không rơi vào vô ký
Cách thứ nhất: Cần tu Định diệt tầm giữ tứ cho thuần thục, luôn luôn phải giữ tứ trong câu pháp hướng: “Tâm phải gom trong hơi thở, hơi thở chậm và nhẹ”, trong khi ngồi tu luôn nhắc câu pháp hướng trên, không cần đếm.Tu như vậy tâm sẽ...
-
An trú với lòng từ
là an trú trong lòng thương yêu của mình đối với tất cả chúng sanh, không có loài vật nào mà không thương yêu.
-
Ăn cắp của công
ăn cắp giờ làm việc, ăn cắp của công. Công nhân viên làm việc mà lấy văn phòng phẩm đem về nhà là ăn cắp của công; sử dụng máy photocopy để làm việc riêng: sao giấy tờ cá nhân của mình, sao chụp tài liệu tu học để tặng...
-
Ăn uống phải tiết độ, không nên ăn uống phi thời
Vì muốn giải thoát ly dục ly ác pháp thì ăn uống phải đúng giới luật: "Thừa tự pháp chứ không thừa tự thực phẩm". Ăn uống đúng giới luật là không ăn uống phi thời, chỉ ngày một bữa. Người tu sĩ nào ăn uống hai ba bữa là...