Bản thể tuyệt đối
Với trí hữu hạn của con người, mà đòi hiểu bản thể tuyệt đối của vạn hữu, cũng như dùng mắt thường mà muốn nhìn thấy vi trùng trong ly nước. Cho nên, Phật và A La Hán đều chứng đạt chân lí này, chứ không phải chứng đạt bản thể tuyệt đối mơ hồ của ngoại đạo.
Người xả tâm sạch, không phải đạt được bản thể tuyệt đối mà chỉ làm chủ tâm mình (ly dục ly ác pháp), không còn phiền não đau khổ, thương, ghét, giận hờn, hận thù, v.v…
Gợi ý
-
Ban ngày
là buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Trong thời Đức Phật, nói ban ngày tu tập tức là nói buổi chiều vì đọc lại toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy, thấy buổi sáng Đức Phật và chúng tỳ kheo khi chưa đến giờ đi khất thực thì hay đến...
-
Bằng lòng
vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác không có chút gì còn chướng ngại trong lòng, tức là chấp nhận và vui vẻ. Bằng lòng mọi hoàn cảnh để tâm mình Bất Động.
-
Siêng năng nuôi mạng sống bằng những thực phẩm thiện
là không nên nuôi mạng sống bằng những thực phẩm ác, nghĩa là hằng ngày không nên ăn thịt chúng sanh, vì ăn thịt chúng sanh là đem sự đau khổ vào thân. Thân bệnh đau hay tai nạn này, tai nạn khác đều do nuôi mạng sống trong sự...
-
An Ban Thủ Ý
là một loại thiền ức chế tâm bằng pháp môn sổ tức.
-
Không nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng
là luôn luôn lúc nào cũng thấy lỗi người, không thấy lỗi mình.
-
Sống đúng đạo đức nhân bản–nhân quả
là người sống thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Còn những người sống thấy lỗi người, là những người đang sống theo vòng nhân quả luân hồi sinh tử. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.
-
Diệt trừ bản ngã
là điều quan trọng trong Phật giáo. Nếu không diệt bản ngã thì không bao giờ có giải thoát. Để diệt bản ngã hành giả phải hành đúng pháp tức là phải tu tập đúng Bát Chánh Đạo, ngoài Bát Chánh Đạo thì không có pháp nào tu tập diệt...
-
Tu tập tâm vô lậu bằng pháp Như Lý Tác ý
Muốn đạt được tâm vô lậu, như mùi hôi thối bằng pháp Như Lý Tác ý, phải dùng pháp Như Lý Tác Ý: “Tâm phải bất động, mùi hôi thối là hương trần. Hương trần là pháp vô thường lúc có, lúc không ta chẳng hề sợ hãi.Hương trần hãy...
-
Đạo đức nhân bản - nhân quả
Nhân là mỗi hành động thân, miệng, ý của chúng ta khởi ra; sự thọ chịu khổ hay vui của mỗi hành động kia là quả: Ví dụ, khi chúng ta nói: "Thằng khốn nạn", thì khi nói như vậy là "Nhân". Người bị mắng như vậy sẽ tức giận...
-
Đạo đức nhân bản – nhân quả của Đạo Phật
là phải dẹp bỏ tha lực, nếu còn cầu cúng, tế lễ, cầu phước, cầu tự, cầu an, cầu siêu, v.v... là đi ngược lại đạo đức nhân bản – nhân quả của Đạo Phật và con người sẽ sống trong ảo tưởng, mê tín và lạc hậu.
-
Đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người
gồm có những pháp: Thất Giác Chi, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần.
-
Đạo đức nhân bản- nhân quả trong ngũ giới
được chia ra làm ba cấp học: 1- Cấp học đạo đức bản thân có hai giới: Đức hiếu sinh, Đức ly tham từ bỏ lấy của không cho. 2- Cấp học đạo đức gia đình có một giới: Đức chung thủy. 3- Cấp học đạo đức xã hội có...
-
Niết Bàn của Phật
là trạng thái tâm không còn ham muốn, tâm vô dục, và không bị lay động. Với mục đích muốn được tâm vô dục và bất động thì phải tu tập tâm ly dục ly ác pháp.
-
Bốn loại định căn bản của Phật giáo
1/ Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. 2/ Định Vô Lậu. 3/ Định Niệm Hơi Thở. 4/ Định Sáng Suốt. Khởi đầu tu bốn loại định này bằng pháp môn Tứ Chánh Cần. Dùng bốn loại định này ngăn ác diệt ác pháp, khởi thiện tăng trưởng thiện pháp, tức là...
-
Loài bàng sanh
loài có thân đi song song mặt đất. Một trạng thái giống như loài bàng sanh. Muốn tu tập để thoát ra trạng thái đau khổ này và chấm dứt tái sanh luân hồi thì chỉ có tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ.
-
Đức hạnh Bằng lòng
là vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác, tức là chấp nhận và vui vẻ. Một người luôn luôn giữ gìn được tâm Bằng lòng thì người ấy sống không còn chút gì đau khổ trong lòng, không còn bị những ác pháp làm...
-
Đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng
Phần thứ nhất: tùy thuận là để không gặp đối kháng trong đời, để khỏi hao phí lực. Phần thứ hai: nhẫn nhục là tu tâm từ bi; tùy thuận là tu tâm xả; bằng lòng là tu tâm hỷ. Do thế tâm hồn mới được an lạc thanh thản...
-
Sanh y là căn bản của sự đau khổ
nghĩa là những pháp chung quanh ta tạo thành một đời sống, chính vì đời sống chung đụng với mọi người, mọi vật và mọi loài chúng sanh mà chúng ta phải chịu nhiều khổ đau, phiền toái, v.v... khi mà chúng ta không biết sử dụng trí tuệ nhân...
-
Tất cả pháp lấy Niết Bàn làm cứu cánh
“Tất cả pháp lấy tâm bất động làm nơi tột cùng của sự giải thoát”. Phật giáo lấy mục đích là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Đó là sự rốt ráo tận cùng của Đạo Phật.
-
Người sống với đạo đức nhân bản–nhân quả
là người biết sống với chính mình; là người không ăn cắp chính mình.