Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Hành

là sự hoạt động của THÂN, TÂM và TƯỞNG. Hành theo tham ái thì đó là sự hoạt động không sáng suốt, đem đến sự đau khổ vô cùng vô tận. Hành theo đạo đức của Phật giáo là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh là giải thoát. Hành là hành động theo lòng ham muốn dục lạc chạy theo ái dục để sanh ra thức, nên kinh dạy: “Hành sanh thức”.
là hành động, là đức hạnh không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sanh, hay nói cách khác hạnh là Giới luật, nền tảng đạo đức của Phật giáo, là hạnh ly dục ly ác pháp, là hạnh bất động tâm, là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng.

Do tâm này mới có đủ năng lực nhập Bốn Thánh Định và thực hiện Tam Minh. Người có Giới hạnh không thể nào tu tập lạc vào tà pháp ngoại đạo. Minh và Hạnh là thước đo sự tu tập của Tăng Ni và Cư sĩ, là tiêu chuẩn duyệt xét sự chứng quả của họ.

Hạnh chỉ cho những oai nghi tế hạnh thuộc về hành động thiện. Cùng một danh từ đạo đức, lúc thì chúng ta gọi là đức; có lúc chúng ta gọi là hạnh, do sự công dụng đạo đức đó lúc ở đức hay lúc ở hạnh mà gọi; do sử dụng danh từ đạo đức đó lúc dùng làm chủ từ thì gọi là Đức; lúc dùng làm động từ thì gọi là Hạnh.

Phân biệt giới đức và giới hạnh đòi hỏi chúng ta phải có tri kiến thấm nhuần đức hạnh để biết lúc nào là đức và lúc nào là hạnh. Ví dụ: “Chúng ta đem thực phẩm, quần áo cứu trợ cho đồng bào bị hỏa hoạn tại chợ Qui Nhơn.

Câu này dạy Hạnh hiếu sinh thân hành. Tại sao câu này gọi là hạnh hiếu sinh? Vì đó là hành động (động từ) đi cứu trợ.

Gợi ý