Ngũ lực
1- Tín lực là lòng tin sâu sắc đối với Phật pháp, không bao giờ thay đổi, lòng tin bất di bất dịch dù cho ai chống trái bài bác Phật giáo cũng không bao giờ thay lòng đổi dạ, chỉ biết tin vào pháp Phật.
(Muốn có được lòng tin như vậy thì chúng ta phải sinh ra cùng thời với đức Phật ra đời hoặc phải sinh làm người được gặp một bậc tu chứng cũng làm chủ sinh, già, bệnh, chết như Phật). Khi có Tín lực thì rất siêng năng tu tập không bao giờ biếng trễ.
2- Tấn lực là sự cố gắng nỗ lực tu tập hết mình, hằng ngày nỗ lực nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất đọng từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành một sức lực của niệm nên gọi là Niệm lực.
3- Niệm lực là khi nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành một sức lực của niệm nên gọi là Niệm lực.
4- Định lực là khi toàn cả thân tâm chúng ta gom lại thành một khối duy nhất không ai làm gì nó bị phân ra được. Niệm lực hiện tiền từ giờ này sang giờ khác thì đó là Định lực.
5- Tuệ lực là khi định lực ngự trị trong tâm chúng ta suốt bảy ngày đêm thì tâm rất thanh tịnh, giống như nước hồ trong xanh, vì thế chúng ta muốn biết tất cả mọi sự việc trong quá khứ hay tương lai thì chúng hiện ra rất rõ.
Danh từ trong kinh Phật gọi là Tuệ lực. Tuệ lực là sự hiểu biết không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời. Ngũ lực là năm thành quả sau khi tu dùng ý thức giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân thanh tịnh không cho ngũ căn chạy theo năm trần.
Ngũ lực này có được là do tu tập ngũ căn, khi ngũ căn thanh tịnh thì Ngũ lực xuất hiện đầy đủ. Khi tu tập một căn nào thanh tịnh thì nơi căn đó xuất hiện đầy đủ Ngũ lực. Cho nên ngũ căn và Ngũ lực là những pháp đầu tiên tu theo Phật giáo, nếu chưa tu tập Ngũ căn, Ngũ lực mà tu tập pháp nào cũng mất căn bản vì vậy nên nhớ.
Gợi ý
-
Nguyên nhân khổ
là lòng ham muốn của con người. Lòng ham muốn của con người là một sự thật. Làm người không ai mà không có lòng ham muốn, đến như loài cỏ cây còn có sự ham muốn (ham muốn sống).
-
Nguyên nhân sinh ra đau khổ
chính là lòng dục, dục là gốc của các ác pháp. Nó thực hiện theo qui luật nhân quả, ngoài nhân quả ra không có con người. Thân tâm của con người thường hành động theo nhân quả.
-
Nguyên nhân sinh ra ưu bi, sầu khổ, bệnh tử của con người
là nói duyên nào sinh ra sự đau khổ của con người, do duyên SINH mà có ưu bi, sầu khổ, bệnh tử.
-
Ngủ
là một đối tượng để tu tập lập hạnh ngủ ly dục, ly mê muội. Khi ngủ có hơi thở phát ra tiếng động to như tiếng ngáy, có người ngủ tiếng động nhỏ nhiệm, gần như không nghe. Nếu người không tu tập hoặc tu tập mà chưa nhập...
-
Ngũ Ấm Ma
có nghĩa Ma (lực tưởng của 5 ấm cái) lưu xuất từ thân ngũ uẩn thoát ra khỏi sự điều khiển của ý thức, lực tưởng này sẽ dẫn vào thế giới Ma. Khi tu tập thấy có xuất hiện một trạng thái vượt ra ngoài pháp ý thức dẫn...
-
Ngủ căn - (năm căn)
gồm có: 1- Nhãn căn tức là hai con mắt. 2- Nhĩ căn tức là hai lỗ tai. 3- Tỷ căn tức là hai lỗ mũi. 4- Thiệt căn tức là lưỡi miệng. 5- Thân căn tức là cơ thể. Pháp môn tu năm căn là pháp môn độc cư...
-
Ngủ phải biết đang ngủ
ngủ mà biết đang ngủ thì đó là hết mê. vì vậy tu tập theo Phật giáo thường tác ý câu: “Thân ngủ tâm phải tỉnh thức”, nhờ có tác ý câu này nên thân nằm yên ngủ mà tâm vẫn tỉnh thức biết rõ thân đang ngủ.
-
Ngũ dục
Dục là đối tượng của tâm dục. Trong kinh Phật dạy: “ly dục”. Ví dụ: ăn là một dục lạc trong ngũ dục lạc: Sắc, danh, lợi, thực, thùy. Người đang ăn cảm thấy có dục hỷ lạc, nên thích ăn, nếu không có dục hỷ lạc thì họ không...
-
Ngũ Giới
là năm giới cấm, năm điều nghiêm cấm. Ngũ Giới tức là học năm đức nhân bản: 1- Đức hiếu sinh, 2- Đức ly tham, 3- Đức chung thủy, 4- Đức thành thật, 5- Đức minh mẫn.
-
Ngũ Quán
là: 1./ Trong bữa ăn hôm nay, con nghĩ đến công lao khó khổ của bao nhiêu người làm nên thức ăn này, 2./ nguyện cố gắng tu tập tốt để xứng đáng thọ nhận thực phẩm này, 3./ nguyện ngăn ngừa những tật xấu ác, 4. chỉ xin nhận...
-
Ngũ Thường
[của Khổng Tử] gồm có: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đạo đức này đưa ra để dạy cho con người nhằm mục đích bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo trật tự tôn ti của giai cấp chế độ phong kiến, biến con người thành công cụ để phục...
-
Người
là trạng thái tâm sống trọn vẹn trong năm điều lành gọi là ngũ giới. Người là một cõi ngũ giới. Cõi giới Người có năm đức: a- Đức hiếu sinh, b- Đức từ bỏ lấy của không cho, c- Đức chung thủy, d- Đức thành thật, e- Đức Minh...
-
Người bất thiện, người ác
thấy lỗi người, nói lỗi người, bơi móc lỗi người khác.
-
Người Chiến Thắng
là sách ghi lại những cuộc tiếp chuyện giữa Hòa thượng Thanh Từ và thầy Thông Lạc về Phật pháp. Người Chiến Thắng là tự chiến thắng chính mình, chiến thắng hoàn toàn giặc sanh tử. Câu chuyện được ghi lại quá trình tu tập của Thầy Thông Lạc, có...
-
Người chưa giác ngộ chân lí
nên nghe ai nói gì hợp với quan điểm của mình là tin ngay liền. Tin một cách mù quáng, vì thế, bỏ hết cả cuộc đời đi theo tôn giáo mà chẳng có lợi ích gì và sự tu hành cũng chẳng đến đâu cả. Các bạn có thấy...
-
Người chứng quả A La Hán
có đủ Tứ Thần Túc làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi, vì thế Tam minh, lục thông không thể thiếu.
-
Người chuyên đi du thuyết
là người học rộng, hiểu nhiều, nói lời hòa nhã, có sức thuyết phục, có khả năng ăn nói khéo. Ngày xưa, họ thường được các vua cử sang nước khác để du thuyết, phân tích cho vua bên kia nghe ưu và khuyết của mỗi bên, những cái lợi...
-
Người có Chánh tư duy
người có lòng yêu thương người khác, biết tha thứ mọi sự lỗi lầm của người khác, biết giúp đỡ những người bất hạnh.
-
Người có được pháp trí và tùy trí
thì người ấy sống trong ba thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai hoàn toàn thân tâm được giải thoát, không còn một chút xíu nào lậu hoặc. Người ấy được nhập lưu, nhập vào dòng thánh, được đầy đủ trí hữu học, được đầy đủ minh hữu...
-
Người có lạc thọ, tâm được định tỉnh
Trong trạng thái lạc thọ này hành giả mới xác định được tâm định tỉnh. Từ lâu mọi người ai cũng nói tâm định tỉnh, nhưng chưa ai biết được trạng thái tâm định tỉnh như thế nào. Phải trải qua bao nhiêu trạng thái mới thấy được tâm định...