Gợi ý
-
Người có lạc thọ, tâm được định tỉnh
Trong trạng thái lạc thọ này hành giả mới xác định được tâm định tỉnh. Từ lâu mọi người ai cũng nói tâm định tỉnh, nhưng chưa ai biết được trạng thái tâm định tỉnh như thế nào. Phải trải qua bao nhiêu trạng thái mới thấy được tâm định...
-
Người có lòng yêu thương
thì không bươi móc những chuyện xấu tốt của người khác.
-
Người có tâm tỉnh giác
là người không si mê. Người tỉnh giác cao thì tâm được định tĩnh. Muốn được tâm tỉnh giác, trước phải phá cho được thùy miên. Hôn trầm, thùy miên, vô ký là trạng thái tâm trí mờ mịt, hoặc buồn ngủ, hay không nhớ, không biết gì cả, nếu...
-
Người có trí
người hằng ngày xét lại mình thấy có những điều làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ thì hãy mau ngăn chặn và diệt chúng cho tận gốc, bằng cách tư duy quán xét. Và phải luôn luôn xấu hổ khi có một hành động, một lời nói...
-
Người còn sống trong dục lạc
mà tu đức nhẫn nhục, thì chẳng nhẫn nhục được gì, mà ngược lại, đó là lối tu tập nén tâm, ức chế tâm, làm cho tâm thêm đau khổ và thần kinh bị hưng phấn.
-
Người đã ly dục ly ác pháp
là người đã làm chủ tâm mình, mà đã làm chủ tâm mình thì tâm mình luôn luôn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm tu tập đến đây thì chấm dứt cuộc hành trình tu hành theo Phật giáo, vì đó là giải thoát hoàn toàn.Cho nên...
-
Người đệ tử Phật
chẳng những từ bỏ tật tham lam, mà còn hành hạnh bố thí. Không màng công danh, phú quí, không bận tâm tranh danh đoạt lợi, hằng sống với tâm buông xả không chất chứa tài sản của cải, thì tâm trí thảnh thơi, giấc ngủ an lành, ít bệnh,...
-
Người đứng lớp - (giảng viên)
phải làm được ba điều: - Thứ nhất, trước một vấn đề phải gợi cho học viên nói lên được sự suy nghó của mình và người giảng viên cũng phải bày tỏ quan điểm suy nghó của mình, rồi đưa ra quan điểm của sách giáo khoa, nếu ba...
-
Người giác ngộ chân lí
là người ngay trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp mà nhiếp phục các ác pháp và ly các dục. Người giác ngộ chân lí là người biết rõ tâm có tham biết tâm có tham, tâm có sân biết tâm có sân, tâm có si biết tâm có...
-
Người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh
Khi con thể hiện đức hiếu sinh đúng (trong Giáo Án Rèn Nhân Cách lớp Ngũ Giới) không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh họ lại càng mến phục và kính trọng con nhiều hơn.Tai sao vậy?...
-
Người giữ giới không tà dâm
là người biết trọng nhơn, nghĩa với người phối ngẫu của mình.
-
Người hiện tiền
Là có mặt của hai bên tranh chấp chống đối nhau.
-
Người Hiền trí
thông suốt mười hai nhân duyên, biết mười hai nhân duyên này đều là một chuỗi vòng tròn, họ đoạn trừ Vô Minh nên tâm trí sáng suốt vô cùng, thoát ra khỏi sinh, già, bệnh, chết, ưu bi, sầu khổ.
-
Người hiện tướng phước điền
là người thực hiện lòng từ bi, muốn đem lại lợi ích cho chúng sanh nên thể hiện tướng phước điền để chúng sanh nào có hữu duyên được nhìn thấy và sanh khởi lòng mến phục, cung kính và tôn trọng, nhờ lòng cung kính và tôn trọng đạo...
-
Người học đạo đức
là người thấy lỗi mình không bao giờ thấy lỗi người. Vì thấy lỗi người là mình còn thiếu đạo đức. Học đạo đức là học xả tâm; là học làm người không bao giờ bị ràng buộc bởi những ác pháp; là học làm người mà ra khỏi bản...
-
Người học Phật
phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả - duyên sinh, phải có tri kiến nhân quả, tri kiến Thập Nhị Nhân Duyên, tri kiến kiết sử, tri kiến ngũ uẩn, tri kiến ngũ triền cái, tri kiến về các pháp bất tịnh, tri kiến các pháp vô thường, khổ,...
-
Người không ham muốn
là người ít muốn biết đủ, không có nhiều nhu cầu. Người tu hành thì ăn uống đơn giản (nhưng ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, nhất là những người chỉ ăn một lần trong ngày), không cầu kỳ, ăn cái gì cũng được, ngủ ở đâu cũng được, không...
-
Người không nhiệt tâm
chấp hành tu tập không đúng lời dạy, thường để thất niệm nên không có kết quả giải thoát. Những người tu theo đạo Phật mà tâm đời không muốn rời bỏ, chỉ là người tu chơi, mất thời giờ của họ một cách vô ích.
-
Người không nói lật lọng
là người không có làm phiền muộn bà con lối xóm, luôn luôn đem lời nói hòa giải giúp cho mọi người sống trong xã hội được an vui, hạnh phúc. Người không nói lật lọng, không nói lưỡi hai chiều, thường dùng lời êm ái, an ủi, khuyên giải...
-
Người không nói lời hung ác
là người biết dùng ái ngữ, không nói lời hung ác, nói lời ôn tồn, nhã nhặn, hàm chứa một tâm hồn đầy nhân ái, tha thứ, bao dung. Tục ngữ ta có câu: Nói ngọt, lọt đến xương, hoặc: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói...