Sân kiết sử
Gợi ý
-
Sanh
(duyên "sanh" trong 12 duyên) phải nói đủ là “SANH Y”, là của cải, tài sản, vật chất, sự nghiệp, cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, v.v... Do thế, khi tài sản của cải bị mất thì sẽ buồn rầu bịnh khổ...
-
Sanh diệt tận
Sanh là đời sống, sự sống; diệt là chết, sự chết; tận là tận cùng, cuối cùng, chấm dứt. Toàn nghĩa câu “Đạt được sanh diệt tận” là phải đạt cho được sự tận cùng sống chết của kiếp làm người thì mới được đức Phật chấp nhận là Tăng...
-
Sanh khổ
Sanh nghĩa là cuộc sống của chúng ta, là những vật chất như: thực phẩm, y phục, nhà ở, đồ đạc, tiền bạc, đất đai, ruộng vườn, v.v... do sức lao động bằng chân tay hoặc bằng trí óc làm ra thì phải chịu nhiều vất vả, cực khổ, nhọc...
-
Sanh y
là mọi sự vật chung quanh ta làm thành cuộc sống của ta như: Cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, chị em, cô bác, dì dượng, bạn bè, thân bằng, quyến thuộc, nhà cửa, của cải, tài sản, đất đai, ruộng vườn, xe cộ, ti vi, máy tính,...
-
Sanh y là căn bản của sự đau khổ
nghĩa là những pháp chung quanh ta tạo thành một đời sống, chính vì đời sống chung đụng với mọi người, mọi vật và mọi loài chúng sanh mà chúng ta phải chịu nhiều khổ đau, phiền toái, v.v... khi mà chúng ta không biết sử dụng trí tuệ nhân...
-
Sân tầm
là ý niệm về sân, là lòng tức giận khởi lên trong ta.
-
Sân triền cái
Là cái màn ngăn che lòng sân giận, khiến cho ta không thấy, nhưng lòng sân giận vẫn còn y nguyên. Năm triền cái Dục tham, Sân, Hôn trầm thùy miên, Trạo hối, Nghi này là năm pháp ngăn che làm cho tâm chúng ta không thanh tịnh, tức là...
-
Súc sanh
là trạng thái ti tiện nhỏ mọn, ích kỷ.
-
Muốn giữ gìn tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi
thì luôn lúc nào cũng phải nhớ nhắc tâm: “Tâm không được phóng dật, phải định vào thân đi” hay “Tâm định vào hơi thở đi”, hoặc “Tâm như đất lìa tham, sân, si, mạn, nghi đi”. Trong tất cả câu pháp hướng này, tùy theo mỗi người mà chọn...
-
Muốn hết tham ái - (tham, sân, si)
thì phải có một chương trình đào tạo giáo dục đó là “ĐẠO ĐẾ” còn gọi là Bát Chánh Đạo, tức là 8 lớp học được chia ra trong 3 cấp GIỚI, ĐỊNH, TUỆ: Người nào giác ngộ chân lí là phải giác ngộ “TỨ DIỆU ĐẾ”.Giác ngộ Tứ Diệu...
-
Giới cấm sát sanh
là “Giới Đức Hiếu Sinh”. Giới Đức Hiếu Sinh là lòng thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này. Người phật tử cần phải học hiểu và sống cho đúng đức hạnh này. Đạo Phật ra đời chỉ dạy cho nhân loại có một tâm hồn hiếu...
-
Thành tựu trí tuệ về sanh diệt
là thành tựu trí tuệ Lậu Tận Minh, chứ không phải có trí tuệ nhớ lại nhiều đời nhiều kiếp mà thôi. Muốn thành tựu trí tuệ về sự sống chết thì phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi mà dẫn trí tuệ về sanh tử, về Bát Thánh...
-
Muốn làm chủ sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh
đều phải sống đúng thiện pháp. Nếu không do thiện pháp mà tu tập thì không bao giờ làm chủ và chấm dứt sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh đượcđều phải sống đúng thiện pháp.
-
Diệt duyên Sanh
Muốn diệt duyên Sanh thì có ba giai đoạn: 1.- Phải buông xả sạch tất cả vật chất chung quanh ta, chỉ còn sống một đời sống như Đức Phật ngày xưa. 2.- Phải chọn một chỗ thanh vắng yên tịnh như: một gốc cây có bóng mát, một đống...
-
Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết
thì phải Thọ Bát Quan Trai, một tháng ít nhất phải có một ngày tu tập làm Phật, tức là một ngày giữ tám giới trọn vẹn.
-
Muốn làm người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh
thì duy chỉ có thiện pháp mới giải quyết mọi sự đau khổ của chúng ta, tức là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh nữa.
-
Ăn thịt chúng sanh phải không thấy, không nghe và không nghi
nghĩa là trong sự ăn uống phải trau dồi mắt tai của mình, phải ý tứ cẩn thận, khi ăn khi uống phải biết rõ trong thực phẩm đang ăn có xương máu và sự chết chóc đau khổ của chúng sanh trong đó hay không? Nếu có, thà chết...
-
Không phải chiếc bè sang sông
là Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Bất Hoại Tịnh, và Giới Luật.
-
Không sát sanh
Từ con người cho chí các loại côn trùng nhỏ lớn không nên giết hại, không nên xui bảo người khác giết hại, không nên thấy người khác giết hại vui theo. Không sát sanh có hai phần: 1- Trực tiếp sát sanh.2- Gián tiếp sát sanh. Trực tiếp sát...
-
Dùng chánh pháp làm ngọn đèn soi sáng, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác
là giới đức, giới hạnh, giới hành và pháp môn Tứ Niệm Xứ. Khi tu hành theo Phật giáo thì không nên tu tập bất cứ một pháp môn nào khác mà chỉ nên tu tập Tri Kiến, Giới Luật và Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là ngọn đèn...