Gợi ý
-
Dùng chánh pháp làm ngọn đèn soi sáng, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác
là giới đức, giới hạnh, giới hành và pháp môn Tứ Niệm Xứ. Khi tu hành theo Phật giáo thì không nên tu tập bất cứ một pháp môn nào khác mà chỉ nên tu tập Tri Kiến, Giới Luật và Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là ngọn đèn...
-
Vô sân tầm
là tâm không còn giận hờn.
-
Thấp sanh
là những vật sanh ra nơi ẩm ướt như cỏ cây và những loài vi sinh vật, những loài vật này sanh trước tiên (thuộc về ác nghiệp).
-
Làm chủ Sanh
làm chủ cuộc sống, là làm chủ tâm mình. Ví dụ có người chửi mắng mình, mình không chửi mắng lại mà tâm vẫn an vui không giận hờn oán ghét người đó. Khi cuộc sống chúng ta có xảy tai nạn, tranh tụng, ham muốn, thèm khát, sợ hãi,...
-
Làm chủ sanh tử
là làm chủ nghiệp, làm chủ nghiệp là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh là xả thọ, xả thọ tức là đoạn ái, tức là chấm dứt sự đau khổ, vì khi thọ diệt thì ái phải đoạn tận.
-
Làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi
là làm chủ nghiệp, làm chủ nghiệp là làm chủ tâm, tức là tâm không tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Làm chủ tâm là tâm phải bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là tâm không còn dục lậu, hữu lậu vô minh lậu nữa...
-
Năm sanh thú
Năm trạng thái của tâm để xác định người ác, người thiện; gồm có: Địa ngục, loài bàng sanh, ngạ quỷ, Người, Trời. Muốn tu tập để thoát ra những trạng thái đau khổ và chấm dứt tái sanh luân hồi thì chỉ có tu tập pháp môn Tứ Niệm...
-
Làm chủ trực tiếp tịnh chỉ các đau khổ của sanh, già, bệnh, chết
tức là trực tiếp tịnh chỉ các trạng thái đau khổ của sanh, già, bệnh, chết chứ không phải ngăn chặn không cho sanh, già, bệnh, chết hoặc ngăn chặn tai nạn đến với thân này. Thân nhân quả thì phải vay trả những điều thiện ác trước kia đã...
-
Tái sanh
có nghĩa là sanh trở lại làm người, làm loài vật. “Các loài hữu tình thích thú chỗ này, chỗ kia như vậy, tái sanh trong tương lai sẽ xảy ra”. Mọi người đang sống trên hành tinh này luôn luôn ưa thích cái này cái kia, lúc nào cũng...
-
Pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết
Ví dụ 1: Quý phật tử đang tức giận một điều gì đó, muốn cho cơn tức giận đó không còn trong tâm nữa, thì lấy Định Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”.Tác...
-
Đạt được sanh diệt tận
Sanh là đời sống, sự sống; diệt là chết, sự chết; tận là tận cùng, cuối cùng, chấm dứt. Toàn nghĩa câu này là phải đạt cho được sự tận cùng sống chết của kiếp làm người.
-
Đắm nhiễm khó tiêu, tâm thường sanh tán loạn
nghĩa là tâm dính mắc thành thói quen không bỏ được nên sinh ra nghĩ ngợi lung tung chuyện này đến chuyện khác, tùy miên trong mỗi niệm, tâm khởi ham thích chạy theo vật chất thế gian như: tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn, ngủ phi thời, khiến...
-
Bốn thần túc làm chủ sanh già bệnh tử
có nghĩa: 1/ Làm chủ được đời sống (sanh) tâm không còn tham, sân, si, giận, hờn, phiền não, lo rầu, ganh tị, thù oán, v.v… 2/ Làm chủ cơ thể khi già yếu (già), khiến cho cơ thể già mà không yếu đuối, không lẫn lộn, không quên trước,...
-
Loài bàng sanh
loài có thân đi song song mặt đất. Một trạng thái giống như loài bàng sanh. Muốn tu tập để thoát ra trạng thái đau khổ này và chấm dứt tái sanh luân hồi thì chỉ có tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ.
-
Noãn sanh
là những loài sanh trứng như loài chim, loài bò sát. Những loài vật này được sanh ra sau các loại thấp sanh (thuộc về ác nghiệp).
-
Thủ là duyên của Sanh
Thủ là cố giữ lại của cải tài sản, nhà cửa, ruộng vườn, đất đai, vợ con và những người thân quyến thuộc, anh em bạn hữu. Do chúng ta có và có rất nhiều, không biết buông xả nên chúng ta mới chịu biết bao nhiêu thứ khổ đau.
-
Từ bỏ tài sản, của cải, nhà cửa, sự nghiệp
là buông xả vật chất thế gian, không còn một thứ gì ngoài ba y một bát để tâm trí không còn lo lắng, hối tiếc, sợ hư hao, sợ mất mát, lửa cháy, nước trôi, trộm, cướp, người khác tranh giành, v.v... Người đi tu mà không dứt bỏ...
-
Ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng
kỳ thực bốn tướng này cũng chỉ là một tướng của thân ngũ uẩn, nên cuối cùng nhà tưởng giải kết luận bằng một câu kinh: “Phàm cái gì hữu tướng đều hư hoại”. Kinh Kim Cang thường lý luận chia chẻ thân ngũ uẩn đưa ra nhiều danh từ...
-
Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp
là “Định Tư Cụ”, tức là phương pháp tu thiền định.
-
Định Sáng Suốt
tức là Định Thư Giãn hay Định Vô Sự, là Định để có thời gian nghỉ ngơi, tức là phương pháp thư giãn, có nghĩa là không còn tu tập pháp nào cả sau thời gian tu tập quá mệt nhọc vì đã ra sức dụng công nên cơ thể...