Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Tu

là sửa đổi, thay đổi, làm tốt lại, làm thiện lại, là ngăn và diệt những hành động làm khổ mình, khổ người, là bảo vệ và giữ gìn trạng thái tâm bất động trước các ác pháp và cảm thọ, tức là giữ gìn tâm thanh thàn, an lạc và vô sự từ ngày này sang ngày khác.

Không phải tu là gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật, lần chuỗi, ngồi Thiền hay lạy hồng danh sám hối. Đó là hình thức tu tập chịu ảnh hưởng ngoại lai của các tôn giáo khác, chẳng giúp gì cho giải thoát tâm tham, sân, si, phiền não, thương, ghét, giận hờn, thù oán, tật đố, nghi kỵ và các ác pháp khác.

Tu là để làm chủ những sự đau khổ, để hết đau khổ, chứ không phải tu là làm cho chúng ta trở thành người ngu ngu, ngơ ngẩn như người mất hồn, đi thì gầm gầm không dám ngó nhìn ai, nói nói, cười cười một mình.

Tu đâu có nghĩa là làm thay đổi thân tâm khác thường. Đâu phải tu có thần thông là chứng đạo, đâu phải ngồi thiền nhiều là chứng đạo. Phật giáo nói tu tập là nói sống không làm khổ mình, khổ người. Sống không làm khổ mình khổ người là hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý.

Tu là đem lại cho chúng ta một tâm hồn hân hoan vui vẻ, đoan trang, chánh trực, không liếc xéo, liếc ngang, không nói xấu, không nói lỗi người khác, không li gián người này với người kia. Tu là đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng, thoải mái.

Tu là tỉnh giác, nhưng tỉnh giác đâu có nghĩa là chỉ có biết cảm nhận bước đi và hơi thở ra, hơi thở vào mà thôi. Tỉnh giác là tỉnh thức luôn luôn sáng suốt nhận xét tất cả mọi sự việc xảy ra xung quanh chúng ta một cách đúng với chánh pháp.

u tập là sửa sai những điều làm khổ mình, khổ người; sửa sai những hành động làm ác; sửa sai những điều bị ô nhiễm nghiện ngập; sửa sai những lời nói ác, lời nói dối, lời nói li gián khiến cho mọi người mất đoàn kết bất hòa; sửa sai những ý nghĩ ác, những ý nghĩ làm hại người.

Sửa sai để trở thành con người tốt, con người có đạo đức. Tu theo Phật giáo chỉ có sửa sai tâm tính của mình, vì thế đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp” hoặc “Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện” hoặc “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”.

Tu không có nghĩa là làm thay đổi thân tâm khác thường; tu là ngăn và diệt những hành động làm khổ mình, khổ người. Tu không phải ngồi thiền nhiều là chứng đạo. Ngồi thiền nhiều chỉ nhập định tưởng. Định tưởng là một loại thiền định vô sắc do tưởng uẩn tạo ra.

Xưa đức Phật nhập vào các định tưởng: Không Vô Biên Xứ Tưởng và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, khi tu xong Ngài ném bỏ như ném bỏ chiếc giày rách.
là ý tứ từ việc nhỏ cho đến việc lớn, ý tứ, tác ý ra, tự chủ khởi niệm gì.

Nó thuộc vế ý thức,
là lòng yêu thương.

Gợi ý