Tu
Không phải tu là gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật, lần chuỗi, ngồi Thiền hay lạy hồng danh sám hối. Đó là hình thức tu tập chịu ảnh hưởng ngoại lai của các tôn giáo khác, chẳng giúp gì cho giải thoát tâm tham, sân, si, phiền não, thương, ghét, giận hờn, thù oán, tật đố, nghi kỵ và các ác pháp khác.
Tu là để làm chủ những sự đau khổ, để hết đau khổ, chứ không phải tu là làm cho chúng ta trở thành người ngu ngu, ngơ ngẩn như người mất hồn, đi thì gầm gầm không dám ngó nhìn ai, nói nói, cười cười một mình.
Tu đâu có nghĩa là làm thay đổi thân tâm khác thường. Đâu phải tu có thần thông là chứng đạo, đâu phải ngồi thiền nhiều là chứng đạo. Phật giáo nói tu tập là nói sống không làm khổ mình, khổ người. Sống không làm khổ mình khổ người là hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý.
Tu là đem lại cho chúng ta một tâm hồn hân hoan vui vẻ, đoan trang, chánh trực, không liếc xéo, liếc ngang, không nói xấu, không nói lỗi người khác, không li gián người này với người kia. Tu là đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng, thoải mái.
Tu là tỉnh giác, nhưng tỉnh giác đâu có nghĩa là chỉ có biết cảm nhận bước đi và hơi thở ra, hơi thở vào mà thôi. Tỉnh giác là tỉnh thức luôn luôn sáng suốt nhận xét tất cả mọi sự việc xảy ra xung quanh chúng ta một cách đúng với chánh pháp.
u tập là sửa sai những điều làm khổ mình, khổ người; sửa sai những hành động làm ác; sửa sai những điều bị ô nhiễm nghiện ngập; sửa sai những lời nói ác, lời nói dối, lời nói li gián khiến cho mọi người mất đoàn kết bất hòa; sửa sai những ý nghĩ ác, những ý nghĩ làm hại người.
Sửa sai để trở thành con người tốt, con người có đạo đức. Tu theo Phật giáo chỉ có sửa sai tâm tính của mình, vì thế đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp” hoặc “Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện” hoặc “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”.
Tu không có nghĩa là làm thay đổi thân tâm khác thường; tu là ngăn và diệt những hành động làm khổ mình, khổ người. Tu không phải ngồi thiền nhiều là chứng đạo. Ngồi thiền nhiều chỉ nhập định tưởng. Định tưởng là một loại thiền định vô sắc do tưởng uẩn tạo ra.
Xưa đức Phật nhập vào các định tưởng: Không Vô Biên Xứ Tưởng và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, khi tu xong Ngài ném bỏ như ném bỏ chiếc giày rách.
là ý tứ từ việc nhỏ cho đến việc lớn, ý tứ, tác ý ra, tự chủ khởi niệm gì.
Nó thuộc vế ý thức,
là lòng yêu thương.
Gợi ý
-
Tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định
Vừa làm, vừa không suy tư chỉ biết hành động đang làm. Chính đang làm hành động mà biết đang làm là tỉnh giác, chớ không phải buông xả, có tỉnh giác mới biết cái đúng cái sai, mới biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà buông xả.Buông xả...
-
Tu chưa xong
mà phá hạnh độc cư, thiếu sự phòng hộ là tâm còn tham, sân, si chưa xả sạch, nên chuyện gì cũng muốn biết.
-
Tu chứng
chứng tâm VÔ LẬU.
-
Tu Định Niệm Hơi Thở
ngồi kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, hai mắt nhìn xuống chót mũi, kế đó hít vào một hơi thở, chậm, nhẹ, dài. Khi nào hít vào hết thì thở ra cũng chậm, nhẹ và dài để tâm gom lại. Khi thở ra hết thì trở lại hơi thở...
-
Tu Định Niệm Hơi Thở với hơi thở dài, ngắn
thì phải biết hơi thở mình thở dài ngắn rõ ràng. Khi tập hơi thở phải vận dụng, nếu hơi thở dài thì phải thở đều đều chậm dài, không được thở lúc dài lúc ngắn.
-
Tu Định Vô Lậu
Định Vô Lậu chuyên nhất vào sự suy xét và quán. Quán những sự việc xẩy ra trong đời sốnghằng ngày của ta. Khi quán xét thấy trong tâm ta đang mắc phải một ác pháp nào đó khiến cho tâm bất an và bất toại nguyện, thì hãy dùng...
-
Tu đúng cách
tức là tu tập xả tâm; xả tâm đúng cách tức là phải khéo léo thiện xảo. Tu tập đúng cách là không bao giờ ức chế tâm, là phải biết pháp nào tu trước pháp nào tu sau. Trong pháp Tam Vô Lậu Học thì giới luật phải tu...
-
Tu đúng pháp
là sau khi nghiên cứu tường tận biết rõ pháp môn nào là của Phật, pháp môn nào không phải của Phật. 1/ Pháp môn của Phật là pháp xả tâm, chứ không phải là pháp môn ức chế tâm. 2/ Pháp môn của Phật là pháp môn vô ngã...
-
Tu tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả đúng pháp
tìm nơi vắng vẻ như gốc cây, cánh đồng hoang vắng, bờ suối, nghĩa địa, nhà mồ, ta ngồi kiết già, lưng thẳng để thân tâm được đi vào yên lặng xong thì mới bắt đầu tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi...
-
Tu tập
có nghĩa là sửa đổi tâm tánh, thiện xảo trong các pháp thực hành, biết linh động khi thực hành cho phù hợp trong mọi tình huống, mọi tâm trạng, mọi hoàn cảnh…là dùng ý thức tư duy, suy nghĩ cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, v.... rồi...
-
Tu hành
không phải chỗ ngồi mà cũng không phải chỗ hết vọng tưởng, mà chỗ tâm tỉnh thức biết rõ từng tâm niệm của mình để xả và ly tất cả các niệm chướng ngại pháp làm tâm bất an. Do xả ly hết các niệm chướng ngại pháp nên tâm...
-
Tu hành đúng
là hằng ngày, chỉ biết quan sát lại thân mình, tìm xem có những ác pháp nào xâm chiếm vào nó thì phải ngăn và diệt. Còn về tâm cũng vậy, khi có một niệm nào khởi lên lầm lỗi thì phải mau mau diệt. Hằng ngày mà nổ lực...
-
Tu hành theo đạo Phật
là phải tự lực dùng sức lực của mình, luôn luôn phải trau dồi thân tâm và rèn luyện tu tập, cố sức xả bỏ những tâm niệm đầy tham muốn vàcác ác pháp đang vây quanh. Khi muốn xả bỏ như vậy, thì chúng ta không những cần phải...
-
Tu hành thiền định của đạo Phật
là ở chỗ ngăn ác diệt ác pháp và đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, không phải chỗ ngồi thiền, tụng kinh, bái sám, niệm chú, niệm Phật, v.v… Người tu có đối tượng xả tâm nhanh, còn người tu không có đối tượng kết quả xả tâm...
-
Tu hành tu sai
là dụng công quá nhiều, phí năng lượng, phí sức nên bị hôn trầm thùy miên vô ký tấn công.
-
Tu hơi thở
cần phải tập kỹ, tập hơi thở cho đúng tức là đầu tiên tập nhiếp tâm cho được trong hơi thở, rồi sau đó phải tu tập an trú trong hơi thở cho được. Tu tập cho có chất lượng, không nên tập trung cao. Không được tu lờ mờ,...
-
Tu năm căn
là bảo vệ và hộ trì: 1- Hai con mắt; 2- Hai lỗ tai; 3- Hai lỗ mũi; 4- Miệng; 5- Thân, phải dùng pháp môn Độc cư. Muốn tâm không phóng dật thì phải độc cư sống một mình.Sống một mình là phương pháp tu tập Năm Căn. Dùng...
-
Tu pháp môn giải thoát vô lậu
thì phước báo vô lậu không thể nghĩ lường, như muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống, không có luật định mệnh hay luật nhân quả nào cấm cản sự làm chủ sống chết được nữa.
-
Tu tập an trú
chỉ tác ý một lần đầu rồi ngồi im lặng bất động cho đến hết giờ không có một niệm và hôn trầm thùy miên nào xẹt vào. Khi tu tập nhiếp tâm và an trú tâm đúng thì sức tỉnh giác rất cao nên không bị hôn trầm thuỳ...
-
Tu tập Chánh Tinh Tấn
là tu tập gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Tu tập Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng tức là tu tập Thân Hành Niệm, tu tập Thân Hành Niệm tức là tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác...