Vô niệm
Gợi ý
-
Vỏ ngoài
thành tựu giới đức (mới giữ được giới luật nghiêm chỉnh) (Trung Bộ, kinh số 29. Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây).
-
Vọng tưởng
là những tư niệm lăng xăng tự động khởi trong đầu, trong tâm của chúng ta, do thất tình lục dục thúc đẩy ý thức tưởng sinh ra, phần nhiều thuộc về quá khứ (hồi niệm, hồi ức) và vị lai. Những tư niệm này căn gốc đều do lòng...
-
Vô chứng
là không thấy mình chứng đắc, còn thấy mình chứng đắc là chưa chứng đắc (Vô sở đắc) (kinh Kim Cang)
-
Vô dục
là không còn ham muốn.
-
Vô hại
là pháp thiện, pháp không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, tức là “ly dục ly ác pháp”.
-
Vô hại tầm
là tâm không còn mưu đồ tính toán hại người, nói xấu người.
-
Vô ký
là thiếu sự tỉnh thức, là mất tỉnh giác, quên, mất ý thức, tâm không còn tỉnh giác. Khi quên thì vọng niệm liền khởi.
-
Vô lậu
nghĩa là không còn tham, sân, si; không còn phiền não, tức giận; không còn tham danh, chức tước, quyền cao; không còn đắm lợi chùa to, Phật lớn, tiền bạc nhiều, v.v… Định Vô Lậu là không còn đau khổ, không còn đau khổ tức là không còn chướng...
-
Vô lượng
là tràn đầy, phủ trùm.
-
Vô lượng Tâm
là tâm rộng lớn mênh mông, phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể nào suy lường, tính toán được. Tâm này thoát ra khỏi sự ràng buộc của mọi tình cảm, thương ghét, giận hờn, tỵ hiềm, kiêu căng, nghi ngờ, ngã mạn của phàm phu; phá vỡ mọi...
-
Vô minh
tức là mê mờ, không sáng suốt, chấp đắm vật chất, nuôi lớn ngã mạn, tạo nhiều điều ác độc, làm mọi việc mà không biết mình làm thiện hay ác và con người đau khổ. Vô minh là trạng thái hôn trầm, thuỳ miên, vô ký khiến cho thân...
-
Vô minh bộc lưu
là dòng thác ngu si không thấy như thật các pháp tức là sức mạnh của ngu si khiến cho chúng ta thấy các pháp không như thật.
-
Vô minh Kiết Sử
Trạng thái hôn trầm, thuỳ miên, vô ký khiến cho thân lười biếng, muốn đi nằm, đi ngủ, nói chung là trạng thái tham ăn tham ngủ, không tinh tấn siêng năng tu tập.
-
Vô minh là duyên của Hành
Vô Minh tức là không sáng suốt, mà hoạt động không sáng suốt là tạo ra nhiều khổ đau. Hành theo đạo đức nhân bản của Phật giáo là không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh. Không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sanh...
-
Vô minh tưởng
là tưởng uẩn khi gọi về vô minh.
-
Vô phân biệt
không phải là chỗ vô tâm vì cái biết vẫn còn nhưng không có phân biệt (chỗ này nói được chứ không làm được). Kinh sách phát triển và thiền Đông Độ chấp nhận chỗ này là tu xong, còn Thập Mục Ngưu Đồ cho tu đến chỗ này (vô...
-
Vô sắc ái Kiết Sử
là Thượng Phần Kiết Sử. Những vật không hình sắc như các cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ thường sinh ra ưa thích và không ưa thích; như các hành: Thân hành, khẩu hành, ý hành làm cho chúng ta ưa thích.Muốn đoạn diệt Thượng...
-
Vô sắc cứu cánh thiên
trong kinh sách Đại Thừa thường gọi bốn trạng thái thiền do tưởng thức tu tập tạo ra là Vô sắc cứu cánh thiên: 1/ Không Vô Biên Xứ Tưởng Thiên. 2/ Thức Vô Biên Xứ Tưởng Thiên. 3/ Vô Sở Hữu Xứ Tưởng Thiên.4/ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng...
-
Vô sắc giới
là cảnh giới không hình tướng như giấc mộng, chiêm bao. Người hay bị mộng mị, chiêm bao là người không vượt qua cảnh giới vô sắc.
-
Vô sắc hữu
là chỉ cho cảnh giới bốn thiền vô sắc. Cảnh giới bốn thiền vô sắc tức là trạng thái Tứ Không Tưởng Định mà trong kinh sách Đại Thừa thường gọi là bốn cảnh Trời vô sắc: 1/ Không Vô Biên Xứ Tưởng Thiên, 2/ Thức Vô Biên Xứ Tưởng...