Gợi ý
-
Muốn giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự
thì khi có một niệm tào lao nổi lên, phải nhắc tâm như thế nầy (Như lý tác ý) “Cái tâm phải thanh thản, không được nghĩ ngợi tào lao, vì nghĩ ngợi tào lao thì tâm bị phân chia ra tan nát khó mà vào thiền định được”.Khi biết...
-
Nhãn sắc giới
là con mắt tiếp xúc với “sắc trần giới”.
-
Muốn Hộ trì các căn
thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng. Hộ trì các căn thuộc về pháp môn tinh cần hộ trì, nó là một trong bốn pháp tinh cần của Đạo Phật.
-
Nhân cách tương đối
là con người xứng đáng với danh nghĩa con người, nghĩa là phải sống có nghĩa cử lòng nhân, có tình cảm lương tri, có ý thức sáng suốt. Giáo lý Nhân cách tương đối nhắm vào toàn diện đời sống của con người (sanh y).tức là: - 1) Hóa...
-
Muốn khắc phục được vọng tưởng
thì không nên ức chế tướng vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật; tâm không phóng dật là tâm định trên thân...
-
Nhân cách viên mãn
là thành tựu “Tri giác Vô thượng” (đoạn sạch tham sân si ác pháp, làm chủ sanh, lão, bịnh, tử – Tâm vô lậu, sống thanh thản an lạc – Tứ vô lượng tâm đầy đủ.
-
Tỉnh giác trong từng hơi thở
Phải siêng năng hướng tâm, giữ gìn thân bất động, trụ tâm tại một điểm duy nhất. Từ bắt đầu tọa thiền cho đến xả thiền, phải tỉnh giác hoàn toàn trong hơi thở bằng ý thức, coi chừng rơi vào tưởng thức mà không biết.Khi chưa hướng tâm “An...
-
Trong sạch
là không làm khổ mình khổ người.
-
Khinh An Giác Chi
là một trạng thái an lạc giải thoát của thân, bởi vì Khinh An Giác Chi thuộc về thân. Khi một người nhập Bất Động Tâm do ly dục sanh hỷ và lạc, hỷ và lạc do Bất Động Tâm sanh ra là Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác...
-
Muốn khắc phục tâm bất thiện
thì nên tu Định Vô Lậu. Nói một cách dễ hiểu hơn, là phải tu tập Tứ Chánh Cần, ngăn ác pháp, diệt ác pháp, sanh khởi thiện pháp và tăng trưởng thiện pháp.
-
Trong Tĩnh giác không có Tỉnh thức
vì có Tỉnh thức thì Tĩnh giác mất; cũng như trong Tỉnh thức không có Tĩnh giác, vì có Tĩnh giác thì Tỉnh thức mất. Cho nên hai pháp này không phải là một pháp mà hai pháp môn. Hai pháp môn này là hai giai đoạn tu tập của...
-
Muốn khắc phục tham ưu ở đời
Nếu thân có những bệnh khổ đau thì nên áp dụng pháp Thân Hành Niệm nội hay ngoại bằng phương pháp như lý tác ý. Đây là pháp Thân Hành Niệm nội: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.Nếu...
-
Muốn khắc phục và phá các pháp bất thiện
thì phải tu tập tâm bất động trước các pháp. Tâm bất động là nhờ giới luật chứ không phải nhờ thiền định.
-
Diệt các hành
Muốn diệt các hành là phải giữ gìn tâm Bất Động bằng pháp Như Lý Tác Ý và thông suốt Giới Luật Đức Hạnh.
-
Tĩnh (giác)
và Tỉnh (thức) (TâmThư.1) khác nghĩa, khác hình dạng chỉ có đồng âm. Chữ Tĩnh (giác) dấu ngã (~), chữ Tỉnh (thức) dấu hỏi (?). Chữ “Giác” có nghĩa là “Giác ngộ” mà giác ngộ có nghĩa là phân biệt biết rõ các pháp nào ác và các pháp nào...
-
Khoái lạc nơi miệng
Người ăn một cái bánh rất ngon, nhưng khi nuốt qua khỏi cổ thì cái ngon cũng không còn. Cái ngon khi ăn cái bánh là khoái lạc nơi miệng.
-
Thảo phú địa diệt trách
là không xưng nói danh tội, chủng tội mà chỉ nói sám hối (là pháp như cỏ che đất). Nghĩa là các thầy tỳ kheo tranh chấp với nhau vì hòa hợp đoàn kết, vì sự giải thoát thân tâm thanh thản và an lạc của nhau, vì ly dục,...
-
Tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định
Vừa làm, vừa không suy tư chỉ biết hành động đang làm. Chính đang làm hành động mà biết đang làm là tỉnh giác, chớ không phải buông xả, có tỉnh giác mới biết cái đúng cái sai, mới biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà buông xả.Buông xả...
-
Không dính mắc vào sự khen chê
có nghĩa là khi có người khen mình, mình không khởi tâm vui mừng vì mừng vui thì bản ngã càng lớn là tâm danh còn. Và khi bị người chê, thì ta không buồn giận, nhưng phải quán xét ta có làm điều gì sai quấy hay không mà...
-
Thân ác hạnh
là hành động của thân làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.