Gợi ý
-
Muốn cho ý thiện hành hiện tiền
thì hằng ngày chúng ta phòng hộ sáu căn là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
-
Người nhập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định
tâm an trú trong định, có một trạng thái hỷ lạc, ngồi lâu không biết mỏi mệt, nhưng có người đi đến gần đều biết, toàn bộ thân tâm đều rơi vào một trạng thái khinh an, hỷ lạc phủ trùm toàn thân tâm, nên không còn thấy biết gì...
-
Tân Tỳ Kheo
là Người tu sĩ giới luật chưa hoàn toàn thanh tịnh, còn vi phạm các lổi nhỏ nhặt, chưa nhập được Sơ thiền.
-
Cõi Súc Sanh
(Theo kinh sách Nguyên Thủy) là trạng thái thân tâm ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, bẩn thỉu, ăn uống đồ bất tịnh, hôi thối, rượu chè say sưa quậy phá, v.v... Trong trạng thái tâm này khi còn đang sống, cũng như lúc sắp lâm chung đã xác định...
-
Đoạn kiến
là bị dính mắc vào chấp không, một loại luận thuyết chết cứng, khô cằn, cho khi chết là hết, không còn gì tồn tại nữa; tội cũng không mà phước lại cũng chẳng có. Loại luận thuyết này khiến cho con người mất hết niềm hy vọng về tương...
-
Sát sanh
thì sát sanh hại vật, là cái nhân của bệnh tật, khổ đau, hoạn nạn. Nợ máu xương phải đền bù bằng máu xương, dù trốn đi đâu cũng không khỏi.
-
Trau dồi tâm từ nơi ý hành
Muốn trau dồi ý, ta phải tư duy: Thân tất cả chúng sanh cũng như thân ta thường đau khổ đói khát. Ta hãy thương yêu và chăm sóc chúng như chăm sóc con ta vậy. Sự tư duy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi nhìn hoạt động...
-
Đoạn tận lậu hoặc
gồm có ba phần: Phần thứ nhất: Hộ trì các căn. Phần thứ hai: Chú tâm tỉnh giác. Phần thứ ba: Tiết độ trong ăn. Chính vì ăn uống phi thời nên chẳng bao giờ đoạn tận lậu hoặc được.
-
Tấn lực
là sự cố gắng nỗ lực tu tập hết mình, hằng ngày nỗ lực nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành...
-
Trau dồi từ tâm nơi thân hành
là mượn cái hành động chân đi để thực hiện tâm từ ở dưới bàn chân, trong mỗi bước đi của chúng ta, khi đi thì ta phải theo sát hành động đi và có pháp hướng tâm (như lý tác ý) để gợi lên lòng thương yêu của ta...
-
Đoạn tận sắc, thọ, tưởng, hành, thức
là đoạn dứt thân ngũ uẩn, là có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì hãy từ bỏ chúng, có nghĩa là không làm theo chúng.
-
Sáu căn quay vào trong
có hai giai đoạn: 1- Sáu căn quay vào trong thân, lúc tâm không phóng dật, tức là tâm ly dục ly ác pháp, nhập Bất Động Tâm Định hay nhập Sơ Thiền, tức là tâm định trên thân. Nếu sáu căn quay vào trong thân ở giai đoạn một...
-
Con đường Bát Chánh Đạo
chia ra làm ba cấp tu tập: - Cấp I Giới Luật. Khi học hết cấp này trọn vẹn thì được “cấp bằng” Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), còn chưa học hết cấp thì tùy ở sự hiểu biết, tu tập và giữ gìn giới luật được nhiều hay ít,...
-
Muốn chứng Quả Dự Lưu không có khó khăn không có mệt nhọc
thì hằng ngày phải sống trên Tứ Niệm Xứ mà quét tâm, bền chí quét mãi sẽ thành công.
-
Trên tâm quán tâm
tức là hằng ngày quan sát xem xét tư duy nội tâm đang khởi những niệm gì, đang nghĩ gì, đang lo sợ, đang phiền não bất toại nguyện, đang giận hờn ganh ghét, đang nghĩ suy những âm mưu thâm độc để hại người, đang tính toán những trò...
-
Con đường Phạm hạnh
sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh. Mạng sống trong sạch giới hạnh đầy đủ, thủ hộ các...
-
Độc cư giới luật đức hạnh Ngũ Giới
1- Độc Cư Ý hành: với sự hộ trì bảo vệ ý căn không được nghĩ điều xấu ác cho người khác, dù người khác nghĩ những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn phải nghĩ điều thiện với họ để thực hiện đức hiếu sinh với mình,...
-
Muốn có chánh kiến
thì tâm phải ly dục, ly ác pháp. Muốn được chánh kiến thì phải can đảm, dũng mãnh nhìn nhận tất cả ý tưởng, lời nói, việc làm của người khác là đúng, là tốt, là thiện.
-
Sáu cõi luân hồi
tức là sáu đẳng cấp sống của muôn loài vạn vật trên hành tinh này, trong đó có con người, vì con người được xem như một loài động vật.
-
Tất cả pháp lấy Niết Bàn làm cứu cánh
“Tất cả pháp lấy tâm bất động làm nơi tột cùng của sự giải thoát”. Phật giáo lấy mục đích là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Đó là sự rốt ráo tận cùng của Đạo Phật.