Gợi ý
-
Bà La Môn
có 4 hạng: 1- Bà La Môn phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới. 2- Bà La Môn cúng bái tế tự, cầu siêu, cầu an, làm những điều mê tín, v.v… 3- Bà La Môn xây dựng thế giới tâm linh, sống trong ảo tưởng, mơ mộng hư ảo;...
-
Bà La Môn chân chánh
thì phải hội đủ những tiêu chuẩn: 1- Ai biết được đời trước Biết được đời trước của mình là phải có Tam Minh. Trong Tam Minh có Túc Mạng Minh. Có Túc Mạng Minh mới biết được nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ của mình và của người...
-
Bà La Môn giáo
là một tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ, có trước Phật giáo. Bà La Môn giáo chia đời người Bà La Môn làm ba giai đoạn: 1- Bà La Môn giáo thiếu niên, thì phải học tập thông suốt kinh điển cúng bái tế lễ, đây là giai đoạn...
-
Bản thể tuyệt đối
Bản thể tuyệt đối, do các tôn giáo Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Bà La Môn, v.v... tưởng ra, xây dựng bản thể tuyệt đối bằng “tưởng tri”. Bản thể tuyệt đối là tưởng tri của loài người và của các tôn giáo khác.Với trí hữu hạn của con...
-
Bảy Diệu Pháp
I- Lòng tin (Đức Phật có 12 danh hiệu, mỗi danh hiệu nói lên được Đức Hạnh và Trí Hạnh của Phật 1- Như Lai; 2- Ứng cúng; 3- A La Hán; 4- Chánh Đẳng Giác; 5- Minh Hạnh Túc; 6- Thiện Thệ; 7- Thế gian Giải; 8- Vô Thượng...
-
Bảy Giác Chi
gồm có: 1- Niệm Giác Chi, 2- Tinh Tấn Giác Chi, 3- Khinh An Giác Chi, 4- Hỷ Giác Chi, 5- Định Giác Chi, 6- Xả Giác Chi, 7- Trạch pháp Giác Chi.
-
Bảy Kiết Sử
gồm có: 1- Ái kiết sử; 2- Sân kiết sử; 3- Kiến kiết sử; 4- Nghi kiết sử; 5- Mạn kiết sử; 6- Hữu tham kiết sử; 7- Vô minh kiết sử. Muốn giải thoát thì đoạn trừ tận gốc ngũ triền cái và thất kiết sử thì chứng đạo.
-
Bằng lòng
vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác không có chút gì còn chướng ngại trong lòng, tức là chấp nhận và vui vẻ. Bằng lòng mọi hoàn cảnh để tâm mình Bất Động.
-
Bậc đại tu hành chẳng lạc nhân quả
Chữ “lạc” ở đây có nghĩa là rơi, bị, nghĩa là bậc đại tu hành không bị nhân quả tác dụng thân nhân quả duyên hợp, đó là hiểu sai. Đã mang thân nhân quả thì phải có tai nạn, bệnh tật; thân nhân quả vẫn là thân nhân quả...
-
Bậc duyên giác
người ngộ được 12 nhân duyên, tu tập ngay trên các cảm thọ. Thọ sinh ra ái dục. Muốn bẻ gẫy ái dục thì phải yểm ly ba thọ. Muốn yểm ly ba thọ thì Định Niệm Hơi Thở phải tu tập nhiếp phục và an trú tâm cho được...
-
Bậc Hiền Trí
Người chỉ lỗi và khiển trách chúng ta để chúng ta trở thành người tốt, có đạo đức; bậc Hiền Trí dám nói thẳng, dám chỉ lỗi, dám khiển trách những chỗ sai lầm của cuộc đời cũng như trong Đạo, để cho mọi người biết mà cố gắng sửa...
-
Bậc ly dục ly ác pháp
là những bậc nhập vào dòng Thánh (nhập lưu), nên được gọi là Thánh đệ tử Phật.
-
Bậc Mâu Ni đạo sĩ
là bậc đạo sĩ đầy đủ những năng lực siêu việt không có một người nào hơn được.
-
Bậc Thánh nhân
là những người biết xấu hổ, biết sửa sai; biết xấu hổ, biết sửa sai tức là biết độc cư sống trầm lặng, sống trầm lặng, tức là cuộc sống Thánh thiện; cuộc sống Thánh thiện là cuộc sống của những bậc Thánh nhân, cho nên người phàm phu tầm...
-
Bậc thiện hữu tri thức
là bậc tu hành đúng chánh pháp của Phật và đã tu chứng đạo. Người tu hành chân chánh, đầy đủ công đức siêng năng, không lười biếng, xa lìa tâm kiêu mạn, nhẫn nhục, nhân từ, một mình ở nơi thanh vắng tu tập, một mình đạt được Niết...
-
Bất động
là không bị lay động
-
Bất động tâm
Đức Phật đã xác định: “Mục đích của Đạo Ta không phải chỗ giới luật, không phải chỗ thiền định, không phải chỗ trí tuệ, không phải chỗ thần thông, v.v... mà chỗ bất động tâm”.
-
Bất động tâm định
là loại thiền định giải thoát tâm hoàn toàn, sống trong trạng thái Niết bàn của chư Phật mười phương, do ly dục ly ác pháp, hay nói một cách khác hơn bất động tâm định là tâm không phóng đật, một quá trình tu tập bằng một cuộc sống...
-
Bất thiện
có nghĩa là ác pháp. Đức Phật dạy về bất thiện (mười pháp ác) “Sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói lưỡi hai chiều là bất thiện, nói lời phù phiếm là...
-
Bất thiện pháp
là tham, sân, si, mạn, nghi, những thói quen, tật xấu, những điều suy nghĩ, những lời nói, những hành động làm cho mình khổ, người khác khổ. Bất thiện pháp còn gọi là pháp ác, pháp hung dữ, pháp làm khổ đau.Muốn lìa xa pháp ác thì phải rèn...