Gợi ý
-
Cảm thọ
chỉ cho sự đau khổ của thân. Cảm thọ gồm có ba phần: 1- Cảm Thọ Lạc thì tâm ưa thích nên gọi là Ái Lạc 2- Cảm Thọ khổ thì tâm không ưa thích nên gọi là Ái Khổ. 3- Cảm Thọ Bất Lạc, Bất Khổ thì không chấp...
-
Cảm thọ dục
Dục ở chỗ đau gọi là dục đau.
-
Cảnh giác
là pháp thế gian, không phải là một pháp môn tu tập. Cảnh giác là tâm lo sợ nghi ngờ, là sự đề phòng, là nỗi lo lắng, luôn luôn nghi ngờ người này người kia, là để phòng những đối tượng hại mình, chứ không lưu ý từng hành...
-
Cảnh giới Địa Ngục
là cảnh những con người xấu ác tự làm khổ mình khổ người và tất cả các loài động vật khác ở trên hành tinh này, vì sống không biết thương yêu và tha thứ. Bởi Thiên Đàng và Địa Ngục không phải ở trên trời hay ở dưới lòng...
-
Cảnh giới Thiên Đàng
là cảnh con người sống trên hành tinh này mà sống biết thương yêu và tha thứ không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả vạn vật. Bởi Thiên Đàng và Địa Ngục không phải ở trên trời hay ở dưới lòng đất mà ở ngay trong cuộc...
-
Cảnh giới Thiên đàng và Cực lạc
là những cảnh giới tưởng do tưởng uẩn tạo ra, nên nó là cảnh giới không có thật, vì thế những người theo các tôn giáo này tu tập chỉ hoài công vô ích, thường sống trong ảo mộng, đau khổ lại hoàn đau khổ và cứ mãi tiếp tục...
-
Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa
là dứt bỏ cuộc sống thế tục để cắt các duyên bên ngoài, không trang điểm làm đẹp, phải làm cho mình xấu xí, ăn mặc thì không được chải chuốt, mặc phải bằng những vải thô xấu, hình ảnh bên ngoài phải phá và dẹp bỏ cái đẹp đẽ...
-
Cấm tà dâm
là “Giới đức chung thủy”. Người không tà dâm là thân và tâm của họ chung thủy, trung thành, tình nghĩa, chân thật. Một bậc Thánh cư sĩ thì không thể nào còn tà dâm. Còn tâm tà dâm thì làm sao gọi là Thánh cư sĩ được.Giới Đức Chung...
-
Cẩn ngôn
suy tư rồi mới nói và giảm tốc độ nói (có thì giờ suy nghĩ trước khi nói). Phải thường xuyên như lý tác ý câu này "Ta không nói thì thôi, mà nói ra thì phải làm vui lòng người".
-
Cẩn thận
mang theo hai tính chất chánh và tà, nên nói: Cẩn thận trong chánh niệm hoặc Cẩn thận trong tà niệm. Đức Cẩn thận không có phương pháp tu tập, chỉ hằng ngày tập sống cẩn thận mà thành thói quen, nên nó không có phương pháp gạn lọc tâm...
-
Cẩn thận, dè dặt, kỹ lưỡng, kín đáo
Phần thứ nhất là định lực, bảo tồn năng lượng, năng lực tự chủ. Phần thứ hai là hạnh lực, giữ gìn hành động thân, hành động lời nói và hành động suy nghĩ, làm cho oai nghi, tế hạnh nhẹ nhàng, êm dịu, ôn tồn, nhã nhặn, những hành...
-
Cận tử nghiệp
là nghiệp lực trước khi chết do huân tập nhân quả trải dài thời gian của một kiếp con người. Ý thức ngưng hoạt động, hơi thở dừng, tim không đập, nhưng hệ thần kinh tưởng còn hoạt động, tức là tưởng thức hoạt động tạo ra giấc chiêm bao.Giấc...
-
Cấp Giới Luật
gồm có bốn lớp học Giới Luật: 1- Chánh Kiến 2- Chánh Tư Duy. 3- Chánh Ngữ. 4- Chánh Nghiệp. Khi học hết trọn vẹn cấp Giới Luật thì được “cấp bằng” Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), còn chưa học hết cấp thì tùy ở sự hiểu biết, tu tập...
-
Cấp Tam Minh
gồm có Tứ Thánh Định (1- Sơ Thiền. 2- Nhị Thiền. 3- Tam Thiền. 4- Tứ Thiền) và Tam Minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh).
-
Cấp thiền định
gồm có 4 thiền phải tu học 7 tháng. - Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, và Tứ thiền. Cấp Thiền Định gồm có hai lớp: - Chánh Tinh Tấn (Tứ Chánh Cần). 2- Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ).
-
Cấp trí tuệ
gồm có Tam Minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh).
-
Cầu cơ
là một hình thức cầu linh hồn người chết giáng cơ bút cho biết những điều mình ước muốn trong tương lai. Cầu cơ là một phương pháp tập hợp tín lực vào một đối tượng ảo tưởng để nội lực tín lực của những người có mặt trong lễ...
-
Muốn đoạn dứt các sự đau khổ - (lậu hoặc)
thì phải “như lý” giải thoát mà “tác ý”; Tâm có tham thì “Tham là ác pháp là khổ đau hãy đi, đi!” hoặc “Tham không phải là ta. Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”. Tâm có sân thì “Sân là ác pháp là khổ đau hãy...
-
Nghi triền cái
Là cái màn ngăn che nghi khiến cho ta không thấy, nhưng nghi vẫn còn y nguyên.
-
Muốn đoạn tận các lậu hoặc
thì phải tu tập hằng ngày để đoạn trừ cho được lậu hoặc, đó là: 1/ Hộ trì các căn, 2/ Tiết độ ăn uống, 3/ Chú tâm tỉnh giác. Muốn Hộ trì các căn thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng.Hộ...