Gợi ý
-
Tăng thượng tâm
tức là lấy ý thức (niệm) tu tập Giới Luật.
-
Đầy đủ oai nghi chánh hạnh
tức là đi, đứng, nằm, ngồi, nói nín, thường phải quan sát mỗi hành động thân, miệng, ý của mình phải được ôn tồn êm ái, nhẹ nhàng, khoan thai, từ tốn. Đó là oai nghi đúng chánh hạnh trong nghĩa tỉnh thức chánh niệm của Đạo Phật.
-
Hành tướng của các pháp
là sự hoạt động của các pháp.
-
Ý hòa đồng duyệt
có nghĩa mọi ý kiến phải biết tùy thuận với nhau, phải biết trân trọng ý kiến của người khác để cuộc sống có sự an vui và yên ổn.
-
Bồ Tát giới
Đại thừa chế ra Bồ Tát giới để cho hàng cư sĩ thọ giới Bồ Tát làm việc từ thiện, giúp mọi người cúng bái, tế lễ. Đó là một hình thức của Bà La Môn giáo.
-
Hành tướng của tâm
là sự đối phó với các pháp trong hiện tại, câu hữu với tưởng về quá khứ và vị lai. Hành tướng của tâm có hai sự hoạt động trong tâm chúng ta: 1- Là sự tự sanh khởi của tưởng thức, không do ý thức tác ý.2- Là sự...
-
Lòng Yêu Thương độc quyền
tức là Lòng Yêu Thương chiếm hữu. Khi lòng yêu thương chiếm hữu đến với người nào thì người đó không bao giờ còn quyền tự do giao tiếp với những người khác.
-
Pháp trắng trị pháp đen
tức là lấy tịnh diệt động. Pháp đen nghĩa là khi tư tưởng tham-sân-si khởi lên, đó là tà kiến tà niệm, khiến cho tâm tư chịu nhiều đau khổ, sầu muộn giận hờn, thương ghét... thì ta khởi nghĩ theo chánh pháp, theo pháp trắng, tức là tư tưởng...
-
Hành tướng ngoại tự nhiên
là cách thức tự nhiên của mình trong khi đi đứng nằm ngồi... Nếu hành tướng tự nhiên của mình đi nhanh thì khi tu tập không được đi chậm, hoặc quá chậm hoặc quá nhanh, phải đi với tướng tự nhiên của mình.Nếu hành tướng ngoại tự nhiên đi...
-
Bộ giới cấm Patimokkha
là của các Tổ, chúng ta thấy có nhiều chỗ sai lầm rất lớn như: đức Phật là một người tu chứng đầy đủ trí tuệ, thế mà sau khi chế giới ra, giới luật đó lại được sửa đi, sửa lại năm lần bảy lượt.
-
Đề mục phòng hộ thân tâm
đó là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” và “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Hai đề mục này muốn có kết quả tốt và hiệu...
-
Hành tướng nội tự nhiên
của mình là hơi thở chậm hay nhanh. Nếu hơi thở chậm thì khi tu tập nên theo hơi thở chậm. Nếu hơi thở tự nhiên của mình nhanh thì nên tu tập theo hơi thở nhanh, không nên hơi thở chậm mà khi tu tập thì lại thở nhanh,...
-
Loài bàng sanh
loài có thân đi song song mặt đất. Một trạng thái giống như loài bàng sanh. Muốn tu tập để thoát ra trạng thái đau khổ này và chấm dứt tái sanh luân hồi thì chỉ có tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ.
-
Ý nghĩa 3 muỗng cơm
tức là ba miếng ăn đầu tiên trước khi ăn cơm. Ba miếng cơm đầu tiên là thể hiện ba lời ước nguyện của người tu sĩ: - Miếng cơm thứ nhất ước nguyện: Ngăn ác, diệt ác pháp. - Miếng cơm thư hai ước nguyện: Sinh thiện, tăng trưởng...
-
Tâm Bất Động hoàn toàn
là tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự, tức là tâm ở trạng thái không phóng dật như Phật ngày xưa. Đức Phật đã xác định cho chúng ta biết trạng thái này là cứu cánh Niết Bàn: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không...
-
Ý nghiệp không thanh tịnh
do những thân, khẩu, ý hành còn làm những điều ác. Ý có ba nghiệp không thanh tịnh: 1- Ý tham dục, ham muốn cái này, cái kia, xan tham. 2- Ý sân hận, thù oán, ghen ghét, tị hiềm, tật đố.3- Ý si mê, lười biếng ham ngủ nghỉ,...
-
Buông xả
xả bỏ của cải, tài sản, vật chất, nhà cửa, vợ con, anh em, chị em, cha mẹ và tất cả những người thân quyến thuộc, v.v... có nghĩa là sống một đời sống ly dục ly các ác pháp, khiến cho tâm mình thanh thản, an lạc và vô...
-
Tâm bất động Nguyên Thủy
không có nghĩa là tâm không có niệm thiện, niệm ác. Tâm bất động Nguyên Thủy là tâm ly dục ly ác pháp, nên tâm tham, sân, si đều xả sạch; tâm bất động là tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
-
Tâm Bất động thanh thản an lạc
“Ly dục, ly bất thiện pháp. Do ly dục sinh hỷ lạc.” Danh từ Hỷ Lạc ở đây có nghĩa là Hân Hoan Vui Vẻ và An Lạc. Khi dẹp bỏ Lòng Tham Muốn thì lại được tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Biết rõ chân lý...
-
Buổi lễ thỉnh nguyện phát lồ sám hối
Ở đây là tự giác thỉnh nguyện phát lồ sám hối, chứ không phải tụng kinh cầu sám hối. Vì thế phải tổ chức lễ thỉnh nguyện phát lồ sám hối vào buổi sáng 7 giờ ngày 14 và 30. Tổ chức buổi lễ thỉnh nguyện phát lồ sám hối...