Gợi ý
-
Giới hạnh từ giới hành
là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua từ giới hành như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v… Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.
-
Phạm hạnh đã thành
là giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, sự tu tập đã viên mãn, chấm dứt tái sanh luân hồi.
-
Giới luật đức hạnh
gồm có: 1- Năm giới (Ngũ Giới) căn bản của người cư sĩ. 2- Mười giới Sa Di (Thập Giới Sa Di) của người xuất gia. 3- Hai trăm năm mươi giới tỳ-kheo Tăng (250 Giới tỳ-kheo Tăng) của tu sĩ nam, hay Ba trăm bốn mươi tám giới tỳ-kheo...
-
Phản tỉnh thân hành
là giới hành động chế ngự thân, nó có tên là "Giới thân hành" trong giới hành Sa Di.
-
Đạo đức làm Người, làm Thánh
sống không làm khổ mình, khổ người tức là dạy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện.
-
Niệm chân chánh
Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh: 1- Niệm thân. 2- Niệm thọ. 3- Niệm tâm. 4- Niệm pháp. Chữ chánh niệm (hay Niệm chân chánh) gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong bốn niệm.An trú trong bốn niệm...
-
Ý hành
là những hành động suy nghĩ nơi ý thức, sự hoạt động của ý, ý suy nghĩ ra những điều thiện, ý quán xét tư duy một việc gì, một sắc tướng, một âm thinh, một mùi hương, một mùi vị, một cảm giác, một lời nói, một câu văn,...
-
Đầy đủ lòng tin đối với Giới Luật Đức Hạnh
Giới luật đức hạnh của Phật giáo là một sự sống mang lại sự an vui cho mình, cho người và cho tất cả các loài chúng sanh. Giới luật đức hạnh của Phật có một phong cách sống làm người có văn hóa và đạo đức, thực hiện một...
-
Đầy đủ oai nghi chánh hạnh
tức là đi, đứng, nằm, ngồi, nói nín, thường phải quan sát mỗi hành động thân, miệng, ý của mình phải được ôn tồn êm ái, nhẹ nhàng, khoan thai, từ tốn. Đó là oai nghi đúng chánh hạnh trong nghĩa tỉnh thức chánh niệm của Đạo Phật.
-
Pháp tu hành
siêng năng sống không phóng dật, siêng năng tinh cần tu tập giữ gìn tâm không phóng dật thì lậu hoặc sẽ bị đoạn diệt, là người sáng suốt minh mẫn, Người có trí tuệ là người biết tìm sự giải thoát nơi thân tâm mình.
-
Ý Thiện Hành
là hành động thiện của ý. Hành động thiện của ý là Chánh Tư Duy. Chánh Tư Duy là sự suy tư nghĩ tưởng không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả muôn loài vật. Ý Hành Thiện có năm: 1- Ý không khởi niệm tham, 2- Ý...
-
Đi kinh hành
là đi theo pháp môn đang thực hiện để xả tâm ly dục ly ác pháp; để ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp; để nhiếp tâm và an trú tâm; để thực hiện tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ. Không cần phải đi suốt...
-
Lớp đức hạnh
5 lớp đức hạnh đầu tiên trong Bát Chánh Đạo của Phật giáo: 1-Chánh kiến , 2-Chánh tư duy, 3-Chánh ngữ, 4-Chánh nghiệp, 5- Chánh mạng. Gồm có những bài học và tu tập Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện.
-
Địa giới hành
Người tu theo Phật phải giữ gìn tâm mình như đất.
-
Phật tử chân chánh
Người tín đồ đến chùa cúng bái Phật, cúng dường chư Tăng, nghe thuyết giảng kinh điển để tìm hiểu và cân nhắc pháp môn nào đúng, pháp môn nào sai, để chọn lấy pháp môn chân chánh của đạo Phật rồi mới tu tập.
-
Thực hành
là làm theo phương pháp đã dạy, phương pháp dạy như thế nào thì làm đúng như thế nấy. Thực hành là biến ra hành động theo đúng lời dạy không làm sai.
-
Cách tu tập Thân thiện hành
hằng ngày phải tu tập ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp, như vậy là tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần. Muốn tu tập Tứ Chánh Cần ra hành động thì phải tu tập Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Sáng...
-
Tâm hành
là tâm khởi ra niệm này niệm kia, là tâm ở trong sự hoạt động tư duy, là sự hoạt động quán xét tư duy của tâm. “Cảm Giác Tâm Hành” là cảm nhận từng sự tư duy đó của tâm.
-
Phương pháp tu hành
chuyển hoá nhân quả thân tâm nơi “ba mươi bảy (37) phẩm trợ đạo” (Tứ Diệu Đế) và được gói gọn vào “Tam vô lậu học” là “Giới sanh Định, Định sanh Tuệ”.
-
Thực hiện đức hiếu sinh thân hành, khẩu hành và ý hành
là sự cung kính và tôn trọng người trên kẻ dưới. Khi người khác hỏi mình mà không trả lời là thiếu đức cung kính, tôn trọng; khi đi trên đường gặp nhau mà không chắp tay cúi đầu chào nhau là thiếu đức cung kính và tôn trọng người...