Gợi ý
-
Nhân tướng ngoại của tâm
là những tướng trạng khởi lên trong đầu chúng ta đang giải quyết một vấn đề gì trong hiện tại. Kinh sách Đại Thừa gọi là vọng tưởng, Thiền Đông Độ gọi là niệm thiện niệm ác, kinh sách Nguyên Thủy gọi là nhân tướng ngoại của tâm hay còn...
-
Nhân tướng nội của thọ
là cảm thọ hành bên trong, hay nói cách khác cho dễ hiểu là sự cảm nhận, cảm giác sự hoạt dụng hỷ lạc, khinh an và đau nhức bên trong của thân.
-
Nhân tướng ngoại của thọ
là sự cảm thọ bên ngoài, hay nói một cách khác cho dễ hiểu là sự cảm nhận, cảm giác sự hoạt dụng hỷ lạc khinh an và đau nhức bên ngoài của thân.
-
Nhân tướng nội của các pháp
là hình trạng và tính chất bên trong của các pháp. Các pháp nghĩa là vạn vật trong thế gian, là tất cả vạn hữu có hình tướng hoặc không hình tướng. Ví dụ: thân ta là một pháp, cái nhà là một pháp, bàn, ghế, tủ, giường, cây, cỏ,...
-
Nhân tướng nội của tâm
là những niệm vi tế. Nhân tướng nội của tâm là những hình tướng của tâm khởi hiện bên trong thân. Niệm vi tế là những niệm khởi lên trong đầu chúng ta, phản ảnh được tâm trạng của chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, thể hiện...
-
Nhận đạo Thánh Hiền quyết dứt hết gốc khổ
Thánh là người đã sống trọn vẹn đức hạnh nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người; Hiền là người đang tập sống đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. “Nhận đạo Thánh hiền quyết dứt hết...
-
Nhận sự cúng dường đúng chánh pháp
thì không được nhận tiền, bạc, vàng, châu báu, y áo vải hàng tốt đẹp mà phải bằng vải hàng thô xấu.
-
Nhẫn nhục
làm vui lòng mọi người, không chống trái với nhau.
-
Sinh ra từ nhân quả
là con người của nhân quả, con người của nhân quả là con người của tham, sân, si. Con người tham, sân, si là con người đau khổ.
-
Nghiệp nhân quả
là những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta, do chúng ta huân tập lâu ngày đã thành thói quen (tạp khí), nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta. Chỗ này có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc cho những niệm lăng xăng đó là vọng...
-
Gieo nhân thiện, diệt nhân ác
là hằng ngày phải sống bằng những hành động thiện, tức là luôn suy nghĩ những điều thiện và ngăn chặn những ý niệm điều ác; luôn nói những lời lành và ngăn chặn những lời nói ác; luôn làm những việc lành và ngăn chặn làm những việc ác.
-
Muốn học đạo đức nhân quả
không làm khổ mình khổ người thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy học tập đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau.
-
Giữ thân được nhẹ nhàng
tức là thân khinh an, thân khinh an là thân không có đau, tê, nóng…
-
Giới đức giới hành nhãn căn
là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
-
Giới đức giới hành nhãn thức
là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
-
Không nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng
là luôn luôn lúc nào cũng thấy lỗi người, không thấy lỗi mình.
-
Sống đúng đạo đức nhân bản–nhân quả
là người sống thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Còn những người sống thấy lỗi người, là những người đang sống theo vòng nhân quả luân hồi sinh tử. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.
-
Muốn nhận xét một người tu chứng quả Tu Đà Hoàn
chỉ cần nhìn thấy đời sống của họ qua hành động đạo đức trong giới luật Phật đã dạy. Nếu hành động của họ phạm giới phá giới, tức là còn hành động của loài thú vật thì không thể nào là những hành động đạo đức của con người...
-
Thân nhân quả
là thân ngũ uẩn của chúng ta. Trong thân nhân quả chỉ thuần có một vị khổ, không có vị giải thoát, nếu chúng ta không tu tập đúng chánh pháp thì không bao giờ có vị giải thoát. Vì thân nhân quả là thân vô thường, nghĩa là phải...
-
Ba nơi xuất phát luật nhân quả
1. Ý thức. 2. Miệng. 3. Thân.