Gợi ý
-
Pháp quán xả tâm
pháp quán làm cho tâm cho hết các niệm.
-
Pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện
là như thế nào? Xin các bạn hãy đọc bộ sách Đạo Đức Làm Người, Mười Giới Đức Thánh Sa Di, Một Trăm Giới Đức Làm Người và bộ Giới Đức Thánh Tăng, Ni do tu viện Chơn Như biên soạn thì lúc bấy giờ các bạn sẽ rõ Sơ...
-
Pháp thân
là một trạng thái vô dục của tâm chứ không phải tâm, vì tâm là một uẩn trong ngũ uẩn, khi sắc uẩn hoại diệt thì toàn cả ngũ uẩn đều hoại diệt, ngũ uẩn hoại diệt thì tâm đâu còn. Trong năm uẩn chỉ có sắc uẩn là hữu...
-
Pháp Thân Hành Niệm
là pháp môn dùng thân niệm tác ý tu tập tỉnh thức và tạo thành ý thức lực, để luôn luôn sống và bảo vệ Chánh niệm, đẩy lui các Tà niệm tham, sân, si, không phải là pháp môn điều thân. Thân Hành Niệm là pháp môn tu tập...
-
Pháp Thân Hành Tỉnh giác
Giai đoạn 1- Đi kinh hành 10 bước hoặc 20 bước rồi đứng lại nghỉ. Trong thời gian đứng nghỉ phải tập trung tâm vào hơi thở, nghĩa là biết hơi thở ra và hơi thở vào; đếm từ 5 đến 20 hơi thở. Khi nhiếp tâm trong hơi thở...
-
Pháp thiện
là pháp dạy học tập và tu sửa những lỗi lầm cho đúng đạo đức nhân quả.
-
Pháp trắng trị pháp đen
tức là lấy tịnh diệt động. Pháp đen nghĩa là khi tư tưởng tham-sân-si khởi lên, đó là tà kiến tà niệm, khiến cho tâm tư chịu nhiều đau khổ, sầu muộn giận hờn, thương ghét... thì ta khởi nghĩ theo chánh pháp, theo pháp trắng, tức là tư tưởng...
-
Pháp trí
là sự hiểu biết thông suốt chánh Phật pháp bằng trí tuệ, là trí tuệ hiểu biết về các pháp sinh, già, bệnh, chết là khổ. Pháp trí thấu hiểu các pháp đều vô thường, trên thế gian không có một vật gì thường hằng nhờ đó không còn chấp...
-
Pháp Trí và Tùy Trí
Pháp Trí là sự hiểu biết thông suốt chánh Phật pháp bằng trí tuệ, còn Tùy Trí là pháp tu tập Dẫn Tâm Vào Đạo nhờ có tu tập dẫn tâm như vậy thì Ngũ Triền cái và Thất Kiết Sử sẽ bị đoạn trừ tận gốc. Trên bước đường...
-
Pháp tu chứng
là tự tìm pháp tu, chứng quả vô lậu, có đầy đủ năng lực như Phật, nên tên gọi là Độc Giác A La Hán hay là Độc Giác Phật - Nghe Phật dạy hoặc đọc kinh sách thấu hiểu lời dạy của đức Phật mà tu tập chứng quả...
-
Pháp tu hành
siêng năng sống không phóng dật, siêng năng tinh cần tu tập giữ gìn tâm không phóng dật thì lậu hoặc sẽ bị đoạn diệt, là người sáng suốt minh mẫn, Người có trí tuệ là người biết tìm sự giải thoát nơi thân tâm mình.
-
Pháp tu tập
Phật dạy tóm lược Pháp tu tập gồm có: 1. ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ. 2. THÂN HÀNH NIỆM. 3. NGŨ CĂN. 4. NGŨ LỰC. 5. TỨ VÔ LƯỢNG TÂM. 6. TỨ BẤT HOẠI TỊNH. 7.TỨ CHÁNH CẦN. 8. TỨ NIỆM XỨ. 9. TỨ THÁNH ĐỊNH. 10. TỨ THẦN TÚC. 11....
-
Pháp tu tập thiền định của đạo Phật
là pháp ngăn diệt ác pháp trong tâm. Khi nào không còn ác pháp trong tâm thì người ấy nhập định.
-
Pháp tưởng
là những hiện tượng phi không gian và thời gian của tưởng thức tạo ra như sự hiểu biết về các pháp tưởng, do tưởng uẩn trong ta lưu xuất hiện hành phát ra ngôn ngữ như vậy, như những lời nói, câu kinh tiếng kệ có nghĩa lý mơ...
-
Pháp vô thường
là pháp khổ. Pháp khổ từ dục sinh ra. Dục là uế nhiễm, bất tịnh. Dục hết là hết khổ, là tâm an vui, là tâm bất động.
-
Pháp xả tâm ly dục ly, bất thiện pháp
giữ gìn hạnh ĐỘC CƯ trọn vẹn.
-
Phật
là đấng đã giác ngộ và thuyết minh sự thật; là Tánh toàn Chơn, là người đầu tiên đem giáo pháp làm chủ sinh, già, bệnh và chết ra dạy người tu tập, là thầy của các Thanh Văn. Phật là người giác ngộ lý chân thật ở đời, là...
-
Phật Bảo
là ngôi báu vô giá tối thượng, gương hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vô giá. Qui Y ngôi Phật Bảo được lợi ích lớn, vì Phật Thích Ca Mâu Ni đã đoạn diệt mọi phiền não, tham ái, ác pháp, Phật có đầy đủ năm đức...
-
Phật giáo
không phải tâm lý học, không phải cảnh giới siêu hình (Cực Lạc) không phải bản thể của vạn hữu, cũng không phải linh thiêng siêu phàm nhập thánh. Phật giáo là nền đạo đức nhân bản – nhân quả chung của nhân loại, nền đạo Đức ấy sẽ giúp...
-
Phật giáo Đại thừa
là Phật giáo Bắc truyền, thuộc Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo kết hợp và phát triển theo tưởng giải tạo ra. Cho nên, nhữngtưtưởng trong kinh sách là tư tưởng của hai giáophái này. Tư tưởng của hai giáo phái này mangtính chất trừu tượng, mơ hồ,...