Gợi ý
-
Thành tựu quán hạnh
tức là phải tu tập Định Vô Lậu và thành tựu Định Vô Lậu tức là lìa ác pháp cho rốt ráo, và khi đã lìa ác pháp là nhập Sơ Thiền.
-
Vinh quang
là làm một cái gì thành công, không có nghĩa là thăng quan tiến chức, người học trò thi đậu là vinh quang.
-
Ba điều kiện quan trọng của tu sĩ và cư sĩ
tu tập theo Phật Giáo cần phải lưu ý: 1- Phải sống đúng giới luật không hề vi phạm lỗi nhỏ nhặt nào. 2- Phải luôn tu tập an trú và giữ tâm không phóng dật bằng các pháp ly dục ly ác pháp.3- Phải luôn dùng Chánh Tri Kiến...
-
Muốn quán thân trên thân hay là quán trên thân nội, ngoại
thì nên tác ý: “TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC”, rồi im lặng ngồi, hay đi, hoặc nằm, hay đứng đều nhìn vào tâm, sẽ thấy sự bất động của nó hiện ra rất rõ. Ngày ngày cứ tu tập như vậy thì sẽ cảm nhận chứng đạo từng...
-
Vũ trụ quan của Phật Giáo
vũ trụ quan của Phật Giáo chỉ ở trên một tụ điểm của không gian và thời gian từ đó nhìn thấy vạn pháp do 12 nhân duyên hợp lại mà thành, vì Phật Giáo có khả năng nghe thấy và hiểu biết không có không gian và thời gian,...
-
Tám giới tướng của Bát Quan Trai
1.- Giới tướng thứ nhất: Chư Phật suốt đời không sát sanh, hại vật. 2.- Giới tướng thứ hai: Chư Phật suốt đời không gian tham, trộm cắp. 3.- Giới tướng thứ ba: Chư Phật suốt đời không dâm dục.4.- Giới tướng thứ tư: Chư Phật suốt đời không nói...
-
Thế giới quan của Phật Giáo
thế giới quan của Phật Giáo là 12 nhân duyên, là năm dục trưởng dưỡng. Năm dục trưởng dưỡng như trong kinh Tăng Chi Bộ tập 4 trang 184 dạy: “Các sắc do con mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp...
-
Giới tướng đức hạnh của 8 Quan Trai Giới
có 8 giới. 1.- Giới thứ nhất: Cấm sát sanh. 2.- Giới thứ hai: Cấm tham lam trộm cắp. 3.- Giới thứ ba: Cấm dâm dục là giới đức thanh tịnh, có sáu nơi vi phạm: 1- Vi phạm giới bằng mắt, 2- Vi phạm giới bằng tai, 4- Vi...
-
Đạo đức quân tử
xây dựng trên bản ngã của loài người để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đạo đức này được xem là nền đạo đức xã giao, đối xử trong gia đình cũng như ngoài xã hội để tỏ ra mình là anh hùng, là người có học thức (sĩ...
-
Pháp quán xả tâm
pháp quán làm cho tâm cho hết các niệm.
-
Bồ Tát Quan Thế Âm
là một vị Bồ Tát tưởng tượng của kinh sách phát triển, chứ trong lịch sử loài người không có một Bồ Tát Quan Thế Âm. Đạo Phật chỉ duy nhất có một đức Phật lịch sử trong loài người, đó là đức PhậtThích Ca Mâu Ni, người đã tự...
-
Đi nhiễu quanh
(quanh giảng đường) có hai ý: 1- Một là con đường đi chung quanh giảng đường. 2- Hai là đi quanh giảng đường để tỏ lòng cung kính, nơi thuyết giảng pháp của Đức Phật. Đi nhiễu quanh có 2 cách: 1- Đi vòng quanh bên hữu (đi theo chiều...
-
Lớp Thọ Bát Quan Trai
gồm có hai phần: 1- Nghi thức truyền Thọ Bát Quan Trai. 2- Giáo án học lớp Thọ Bát Quan Trai.
-
Cách quán Tứ Niệm Xứ
tức tu Định Vô Lậu trên bốn chỗ thân thọ tâm pháp khiến cho thân tâm không còn phiền não đau khổ nữa. 1- Thấy thân yên lặng, thanh thản, an lạc và vô sự thì nên để thân tâm tự nhiên, đừng đả động đến nó.2- Thấy tâm yên...
-
Ngày Thọ Bát Quan Trai
là tập sống đúng như Phật và chúng Thánh Tăng, trong ngày ấy giữ gìn tám giới thanh tịnh và ôm pháp tu tập, không lìa pháp nghĩa là ngày ấy lấy pháp ngăn ác diệt ác pháp, sống thiện tăng trưởng thiện pháp, ngày ấy phải sống trầm lặng...
-
Thọ Bát Quan Trai
là ngày các cư sĩ tu tập chín hạnh Thánh trong Mười Giới Đức Sa Di và họ phải giữ gìn nghiêm chỉnh Mười Giới Đức Sa Di như những bậc xuất gia. Người cư sĩ tập sống trọn một ngày một đêm như Phật, như chư Hiền Thánh Tăng.Ngày...
-
Trên tâm quán tâm
tức là hằng ngày quan sát xem xét tư duy nội tâm đang khởi những niệm gì, đang nghĩ gì, đang lo sợ, đang phiền não bất toại nguyện, đang giận hờn ganh ghét, đang nghĩ suy những âm mưu thâm độc để hại người, đang tính toán những trò...
-
Trên thân quán thân
có nghĩa là dùng mắt nhìn thấy, tai lắng nghe, cảm nhận xúc chạm và ý thức quan sát ngay trên thân. Nếu thân có đau nhức chỗ nào liền biết ngay, thân đi biết thân đi, thân ngồi biết thân ngồi, thân nằm biết thân nằm, thân đứng biết...
-
Cách hành chữ quán
như câu “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, câu này có ba nghĩa và có ba kết quả trong một hành động tu: 1- Nhắc nhở tôi quan sát xem xét tâm tôi có khởi lên tham muốn cái gì...
-
Lợi hòa đồng quân
là mình được những lợi lộc gì đều đem ra chia đều cho nhau để cùng sống.