Gợi ý
-
Trí vô hạn
hiểu biết thế giới siêu hình, không gian và thời gian không còn hạn cuộc. Trí vô hạn tức là trí tuệ Tam Minh của nhà Phật. Muốn có trí vô hạn, phải tu tập, trau dồi thân tâm và xa lìa vật chất dục lạc thế gian, tránh xa...
-
Kinh tạng truyền tụng
là những lời dạy của các bậc Thánh và chư Phật được ghi chép lại thành sách. Kinh tạng ở đây gồm có cả những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì ba lần chép lại một bản kinh là đã chép sai lời dạy của Ngài,...
-
Trì giới
là chỉ cho tâm ly dục ly ác pháp, có nghĩa là người tu sĩ và người cư sĩ sống đúng giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt, biết sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, biết xấu hổ dù là phạm một giới luật...
-
Tịnh chỉ các hành trong thân
thì phải hiểu nghĩa là các sự hoạt động trong thân đều ngơi nghỉ, ngưng hoạt động. Tịnh chỉ các hành tức là đình chỉ hơi thở ra, vô. Người có đủ năng lực làm ngừng hơi thở là người làm chủ sự sống chết.Người làm chủ được sự sống...
-
Triển khai tri kiến giải thoát
là tu tập, là huân tập sự hiểu biết giải thoát, nhờ vậy chúng ta ly tham, sân, si, mạn, nghi.
-
Triển khai tư tuệ trong ý hành niệm, khẩu hành niệm, thân hành niệm
để ly dục, ly ác pháp, để tu luyện tập đức nhẫn nhục.
-
Triết học hiện sinh
quan niệm cuộc sống con người chỉ có hiện tại và chết là hết, nên cho rằng: “Sống là để hưởng thụ”, khuyến khích thanh niên nam nữ lăn xả vào cuộc sống hiện sinh “xả láng” cuộc đời để hưởng thụ nhục dục cho thỏa mãn.Nhưng tâm tham dục...
-
Giữ độc cư trọn vẹn
là đừng tiếp duyên với mọi người.
-
Trú niệm
là ở trong chánh niệm, nói rõ nghĩa hơn là ở trong niệm thiện. Niệm thiện là niệm không tham, sân, si, mạn, nghi, v.v…Người trú niệm (ở trong niệm thiện) thì tâm thanh thản, an lạc và vô sự xem như cơn đau chẳng có liên hệ gì đến...
-
An trú
là trú ẩn một nơi an ổn, một nơi được bao bọc an toàn không có pháp nào đến quấy rầy làm mất an, làm khổ đau phiền lụy. An trú có nghĩa là không một niệm nào xen vào trong khi hít thở.
-
Chương trình giáo dục đào tạo lớp ngũ giới
là một chương trình chọn lựa để đưa người vào lớp chuyên tu. Vào tu viện Chơn Như là vào đại giới đàn không được đi đây đi đó tự do, khi đi ra khỏi giới đàn mà không có duyên sự chính đáng thì không được rời khỏi giới...
-
Trung nguơn
ăn chay suốt tháng bảy âm lịch.
-
An trú bất động tâm
không tác ý một tướng nào cả thì mới được gọi là an trú bất động tâm (nội không), mới đạt được chỗ ly dục ly ác pháp hoàn toàn, mới viễn ly trọn vẹn các ác pháp đang tác động trong giai đoạn tu tập thứ nhất, thứ nhì...
-
Giữ gìn giới hành hơi thở vô hơi thở ra
là tu tập an trú trong hơi thở vô hơi thở ra phải biết rất rõ ràng, không được để quên, để mất, để mờ mịt hơi thở vô ra. Vì tâm chúng ta hay quên (vô ký) nên phải dùng pháp tác ý, dẫn tâm tỉnh giác mãi mãi,...
-
Trừ diệt
làm cho sạch không còn nữa. Có những lậu hoặc cần phải trực tiếp đoạn trừ lậu hoặc cho thật sạch, phải dùng pháp Như Lý Tác Ý. “Hôn trầm, thùy miên là một trạng thái ngu si, ta phải từ bỏ xa lìa, đoạn diệt, làm cho thật sạch”.“Với...
-
An trú bốn niệm một lần
là tu tập Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ còn gọi là Chánh Niệm, tức là pháp môn tu tập thứ bảy trong Bát Chánh Đạo.
-
Trực Hạnh
là những hành động trực tiếp làm chủ bốn sự đau khổ trên thân, thọ tâm và pháp có nghĩa làm làm chủ sinh, già, bệnh, chết chấm dứt luân hồi. Trực hạnh chính là những hành động Tứ Thánh Định, Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.
-
An trú chánh niệm
là ở yên ổn trong niệm chân chánh. Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh: 1- Niệm Thân. 2- Niệm Thọ. 3- Niệm Tâm. 4- Niệm Pháp. Chữ chánh niệm ở đây gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong...
-
Nhãn trần
là hình sắc của vạn vật mà mắt thấy.
-
Trực tuệ
trí tuệ ngay thẳng, dám ăn dám nói những cái sai của người khác. Những người dám ăn dám nói những cái sai của người khác là những người có Trực tuệ. Ngày xưa Đức Thích Ca Mâu Ni dám nói thẳng cái sai trong giáo lý của Bà La...