Gợi ý
-
Sống với tâm không động chuyển
Mục đích của Đạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn đạt được mục đích “sống với tâm không động chuyển” nên đức Phật đã dạy chúng ta phải sống với tâm không động chuyển. Đó là pháp môn như lý tác ý.Vậy...
-
Sống với tâm không lý luận
Khi lý luận thì phải có sự tranh cãi, tranh chấp; kẻ hay lý luận hơn thua là kẻ nuôi tự ngã vĩ đại. Muốn diệt ngã, xả tâm thì hằng ngày phải sống với tâm không lý luận. Lý luận có ảnh hưởng cho sự tu tập là bất...
-
Sống với tâm từ bỏ ngã mạn
Ngã mạn có ba hình thức: 1. Thấy mình hơn người, 2. Thấy mình bằng người, 3. Thấy mình thua người. Biến lời dạy “Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn” này thành câu tác ý tức là pháp môn như lý tác ý để thường nhắc tâm...
-
Sống với thiện
tức là sống với những người có đạo đức, những người lành.
-
Sống yên vui
xả ra thấy yên vui (chúng con sống yên vui).
-
Sổ tức
là pháp môn ức chế tâm không tầm không tứ, diệt vọng tưởng, bằng cách đếm hơi thở “ngồi yên như người chết”. Sổ tức là còn đếm hơi thở, đếm hơi thở là còn tác ý. Hơi thở là đối tượng của tâm, tâm còn ở trong niệm hơi...
-
Sơ Thiền
thuộc về giới ly dục ly ác pháp, là một loại thiền xả tâm có tầm có tứ, tâm được giải thoát vì đã ly dục ly bất thiện pháp. Sơ Thiền làm chủ cuộc sống (sanh), thuộc về tâm, nên còn có rất nhiều tên như: 1- Tịnh chỉ...
-
Sơ thiền của ngoại đạo
ly dục ly bất thiện pháp bằng cách tu tập ức chế ý thức không cho ý thức khởi niệm. Khi ý thức không khởi niệm thì cho đó là nhập Sơ Thiền. Thiền của ngoại đạo muốn nhập không cần Định Như Ý Túc, vì pháp tu tập của...
-
Sơ thiền của Phật
tu tập cũng ly dục ly bất thiện pháp, nhưng cách thức ly dục ly bất thiện pháp không giống như Sơ Thiền của ngoại đạo. Tu tập Sơ Thiền của Phật giáo là phải sống đúng giới luật. Khi sống đúng giới luật là đã ly dục ly ác...
-
Sơ Thiền dưới cây hồng táo
là Sơ Thiền của ngoại đạo. Sơ thiền của ngoại đạo ly dục ly bất thiện pháp bằng cách tu tập ức chế ý thức không cho ý thức khởi niệm. Khi ý thức không khởi niệm thì cho đó là nhập Sơ Thiền. Pháp tu tập của ngoại đạo...
-
Sơ Thiền dưới cội bồ đề
là do đức Phật truy tìm pháp môn TỨ CHÁNH CẦN tu tập để nhập được Sơ Thiền. Khi tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN, do ngăn ác và diệt các ác pháp nên tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự, vì thế tâm luôn luôn...
-
Sợ hãi trong những lổi nhỏ nhặt
là luôn luôn lưu ý đến những lỗi lầm nhỏ nhặt mà hằng ngày chúng ta có thể vô tình lầm lỗi. Những lỗi nhỏ nhặt chúng ta vô tình xem thường thì sự tu tập của chúng ta sẽ không có kết quả. Ví dụ như khởi niệm muốn...
-
Sợ hãi và thù hận
là sự khổ đau của con người.
-
Sở hành
là bản tính thói quen của một con người. Khi tu tập khéo giữ gìn tâm bằng cách dùng ý thức tri kiến ly dục, ly ác pháp thì tâm sẽ được thanh thản, an lạc và vô sự nên không còn các sở hành tức là thói quen không...
-
Sa môn
(theo nghĩa hẹp) Sa môn chỉ một vị tu sĩ đã thọ đầy đủ giới luật của Phật giáo. Sa môn là một người xa lìa ân ái, xuất gia tu hành, chế ngự các căn, không nhiễm ái dục, có lòng thương xót tất cả mọi người, không làm...
-
Sa Môn và Đạo Sư
Sa môn có nghĩa là một nhà tu hành, một vị tu sĩ; Đạo sư là một vị thầy dạy phương pháp tu hành.
-
Sanh
(duyên "sanh" trong 12 duyên) phải nói đủ là “SANH Y”, là của cải, tài sản, vật chất, sự nghiệp, cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, v.v... Do thế, khi tài sản của cải bị mất thì sẽ buồn rầu bịnh khổ...
-
Sanh diệt tận
Sanh là đời sống, sự sống; diệt là chết, sự chết; tận là tận cùng, cuối cùng, chấm dứt. Toàn nghĩa câu “Đạt được sanh diệt tận” là phải đạt cho được sự tận cùng sống chết của kiếp làm người thì mới được đức Phật chấp nhận là Tăng...
-
Sanh khổ
Sanh nghĩa là cuộc sống của chúng ta, là những vật chất như: thực phẩm, y phục, nhà ở, đồ đạc, tiền bạc, đất đai, ruộng vườn, v.v... do sức lao động bằng chân tay hoặc bằng trí óc làm ra thì phải chịu nhiều vất vả, cực khổ, nhọc...
-
Sanh y
là mọi sự vật chung quanh ta làm thành cuộc sống của ta như: Cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, chị em, cô bác, dì dượng, bạn bè, thân bằng, quyến thuộc, nhà cửa, của cải, tài sản, đất đai, ruộng vườn, xe cộ, ti vi, máy tính,...