Gợi ý
-
Sống đúng đạo đức làm người
là không nên thấy các ác pháp, dù bất cứ pháp nào cũng phải tư duy đúng lý nhân quả thiện ác để ngăn diệt ác pháp, và luôn luôn sống trong thiện pháp. Còn thấy đúng sai, phải trái thì không thương mình, thương người.Không thương mình, thương người...
-
Sống đúng đạo đức nhân bản–nhân quả
là người sống thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Còn những người sống thấy lỗi người, là những người đang sống theo vòng nhân quả luân hồi sinh tử. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.
-
Sống đúng khẩu hành thanh tịnh
hằng ngày trong mỗi hành động nơi “miệng”, của “miệng” đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người. Khẩu hành là những hành động nơi miệng, sự hoạt động của miệng.Miệng nói ra những điều thiện; thường nói ra những...
-
Sống đúng Mười Điều Lành
là phải rèn luyện con người trở thành những người tốt đối với bản thân, đối với gia đình, đối với xã hội hiện nay và mai sau. Sống đúng Mười Điều Lành sẽ giúp tâm tánh chúng ta luôn luôn thành thật với mình, với mọi người, hoàn toàn...
-
Sống đúng thân hành thanh tịnh
hằng ngày trong mỗi hành động của thân đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người.
-
Sống đúng ý hành thanh tịnh
Ý hành là những hành động suy nghĩ nơi ý thức, sự hoạt động của ý, ý suy nghĩ ra những điều thiện, ý quán xét tư duy một việc gì, một sắc tướng, một âm thinh, một mùi hương, một mùi vị, một cảm giác, một lời nói một...
-
Sống hòa hợp như nước với sữa
trước mặt cũng như sau lưng đều khởi Lòng Yêu Thương bạn đồng tu, không tranh cãi gây trở ngại trong sự tu tập của mình và các bạn. sống theo ý của người khác. Sống hòa hợp như nước với sữa là sống với Lòng Yêu Thương, chỉ có...
-
Sống hòa hợp với những kẻ li gián
là khi sống chung với người khác thì phải cẩn thận xem xét kỹ lưỡng từng lời nói của họ. Nếu họ là người thường nói xấu người khác thì họ là kẻ li gián xấu ác thì đừng a dua theo họ mà hãy khéo léo khuyên họ đừng...
-
Sống không gia đình
là đoạn dứt tình cảm cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt, vợ con, bè bạn, người thân quyến thuộc, v.v... Người đi tu mà không dứt bỏ tình cảm, không cắt đứt lòng luyến ái đối với những người thân thì không thể nào theo đạo Phật tu...
-
Sống không nhà cửa
là một hành động sống hạnh từ bỏ nhà cửa, tức là ly tất cả các pháp trên thế gian này, là một Thánh hạnh ly gia cắt ái của những người đã thông suốt lý duyên hợp của các pháp. “Các pháp thế gian là pháp sinh diệt.Sinh diệt...
-
Sống riêng một mình như con tê ngưu một sừng
là người tâm không còn tham đắm vật chất, tiền bạc, của cải, tài sản, nhất là tâm không còn tham công ăn; việc làm, chỉ biết ngồi không chơi, đến giờ ăn thì đi khất thực, không nhờ ai nuôi dưỡng. Vì có người nuôi dưỡng là có sự...
-
Sống toàn thiện
là sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, tức là sống đúng giới luật, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Muốn sống như vậy thì nương theo giới luật và giáo pháp của đức Phật, hằng ngày phải học tập và...
-
Sống trầm lặng, độc cư
thì thân tâm mới bất động và không còn lúc lắc, nhờ vậy đạo đức phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo mới trọn vẹn. Người tu sĩ tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni thường sống thân tâm bất động, thích trầm lặng, độc cư, đó là đạo...
-
Sống trong cao thượng
Sống trong cao thượng là sống đúng phạm hạnh của Phật giáo tức là sống thiểu dục tri túc, chỉ còn ba y một bát đi xin ăn, tất cả đều buông xả sạch, không còn để tâm thương hay ghét, không còn ái kiết sử trói buộc, không còn...
-
Sống trong hạ liệt
là sống chạy theo dục lạc thế gian, tâm còn đầy tham, sân, si, mạn, nghi; ; tâm chưa sống ly dục ly ác pháp, mỗi chút mỗi phiền não giận hờn khổ đau; tâm còn ham muốn cái này cái kia. Hằng ngày tâm còn phóng dật, thấy cái...
-
Sống với tâm không chấn động
Chấn động là sự tác động mạnh vào trong tâm khi có một sự kiện gì xảy ra quá đột ngột, khiến những ác pháp tác động vào tâm thình lình, khiến tâm mất bình tĩnh nên bị chấn động. Tâm không chấn động là khi một sự tác động...
-
Sống với tâm không động chuyển
Mục đích của Đạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn đạt được mục đích “sống với tâm không động chuyển” nên đức Phật đã dạy chúng ta phải sống với tâm không động chuyển. Đó là pháp môn như lý tác ý.Vậy...
-
Sống với tâm không lý luận
Khi lý luận thì phải có sự tranh cãi, tranh chấp; kẻ hay lý luận hơn thua là kẻ nuôi tự ngã vĩ đại. Muốn diệt ngã, xả tâm thì hằng ngày phải sống với tâm không lý luận. Lý luận có ảnh hưởng cho sự tu tập là bất...
-
Sống với tâm từ bỏ ngã mạn
Ngã mạn có ba hình thức: 1. Thấy mình hơn người, 2. Thấy mình bằng người, 3. Thấy mình thua người. Biến lời dạy “Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn” này thành câu tác ý tức là pháp môn như lý tác ý để thường nhắc tâm...
-
Sống với thiện
tức là sống với những người có đạo đức, những người lành.