Gợi ý
-
Tầm, tứ là khẩu hành
Có nghĩa là khi nhập Nhị thiền tầm tứ diệt. Tầm tứ là ý thức, thuộc trong nhóm sáu thức mắt, tai, mũi, miệng thân, ý. Khi tầm tứ diệt thì sáu thức mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đều diệt.
-
Tân Tỳ Kheo
là Người tu sĩ giới luật chưa hoàn toàn thanh tịnh, còn vi phạm các lổi nhỏ nhặt, chưa nhập được Sơ thiền.
-
Tấn căn
Tấn là tinh tấn, siêng năng; căn là cội gốc. Vậy tấn căn có nghĩa là cội gốc của lòng tinh tấn, siêng năng. Muốn có được cội gốc tinh tấn, siêng năng thì phải tu tập “Tứ Chánh Cần”, phải rất siêng năng, tinh tấn tác ý để ngăn...
-
Tấn lực
là sự cố gắng nỗ lực tu tập hết mình, hằng ngày nỗ lực nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành...
-
Tận
là tận cùng, cuối cùng, chấm dứt.
-
Tất cả pháp
Tất cả pháp ở đây có nghĩa là sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, chứ không phải tâm niệm. Sáu trần xúc chạm với sáu căn sinh ra các cảm thọ; các cảm thọ sinh ra ái dục. Do ái dục con người mới sinh ra dính mắc,...
-
Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập
tất cả các pháp lấy bất tử làm chỗ vào vĩnh cửu. Chỗ bất tử là tâm bất động. Những danh từ để chỉ cho nghĩa này: Bất tử tâm hay bất động tâm. Những trạng thái tâm này được gọi tên theo thiền định là Bất Động Tâm Định...
-
Tất cả pháp lấy Niết Bàn làm cứu cánh
“Tất cả pháp lấy tâm bất động làm nơi tột cùng của sự giải thoát”. Phật giáo lấy mục đích là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Đó là sự rốt ráo tận cùng của Đạo Phật.
-
Tập Đế
Tập có nghĩa là nơi tập hợp mọi sự đau khổ, phiền não của con người. Tập còn có nghĩa là nơi chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày một nhiều hơn. Đế có nghĩa là sự thật, đúng đắn không sai. Tập Đế là nguyên nhân của mọi sự khổ...
-
Tập khí
là những hành động thân và tâm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một việc gì, trở thành những thói quen mà không thể bỏ được trong một sớm một chiều. Khi tu tập khéo giữ gìn tâm bằng cách dùng ý thức tri kiến ly dục, ly ác...
-
Tập thể thanh tịnh
là Tăng đoàn sống hòa hợp, giới luật nghiêm chỉnh.
-
Tẩy sạch tâm tư khòi các chướng ngại pháp
dù đi kinh hành hay ngồi đều phải tu tập tẩy trừ dục và ác pháp vì dục và ác pháp làm cho tâm chúng ta chướng ngại, khổ đau; Tẩy sạch tâm tư khòi các chướng ngại pháp ứng dụng vào các pháp Tứ Nìệm Xứ, Tứ Chánh Cần...
-
Chú tâm tỉnh giác
là pháp môn nương vào thân hành niệm nội và ngoại tu tập để đoạn tận lậu hoặc: 1/ Chánh Niệm Tỉnh Giác 2/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở. 3/ Thân Hành Niệm. Nếu ai tu đúng pháp Chú tâm tỉnh giác thì sức tỉnh giác rất...
-
Trí tuệ Tam Minh
là trí tuệ hiểu biết, siêu không gian và thời gian.
-
Giáo lý thọ tam quy và trì ngũ giới
là Giáo lý căn bản của Phật pháp.
-
Muốn đoạn tận các lậu hoặc
thì phải tu tập hằng ngày để đoạn trừ cho được lậu hoặc, đó là: 1/ Hộ trì các căn, 2/ Tiết độ ăn uống, 3/ Chú tâm tỉnh giác. Muốn Hộ trì các căn thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng.Hộ...
-
Muốn đối trị tâm tán loạn
thì Đức Phật dạy: “Quán thân trên thân tinh cần không giải đãi, ghi nhớ không quên để trừ bỏ tham ưu ở đời”. Câu dạy này trong kinh Tứ Niệm Xứ tu tập bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, tức là phương pháp truy quét tâm hay còn gọi...
-
Chuyên cần, tinh tấn
là phải bền chí siêng năng không lúc nào biếng trể, phải luôn luôn hăng hái sửa đổi, cải thiện những tính ác của mình và luôn luôn làm những điều lành, đoạn diệt những điều dữ và lòng ham muốn của mình.Phàm làm người ai cũng đều có những...
-
Siêng năng tu tập
Khi giác ngộ được bốn nhánh chân lí thì phải siêng năng tu tập, khi siêng năng tu tập thì phải tu tập kỹ lưỡng, tu cho có chất lượng. Muốn siêng năng tu tập thì phải cân nhắc kỹ lưỡng những lời đức Phật đã dạy, luôn luôn phải...
-
Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành
nghĩa là: Các Pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện. Hai câu này là chỉ cho pháp hành, tức là gieo nhân thiện, diệt nhân ác. Gieo nhân thiện diệt nhân ác tức là hằng ngày phải sống bằng những hành động thiện.Sống bằng những hành động...