Gợi ý
-
Tâm sắc dục
Tâm sắc dục là con đường tái sanh luân hồi. Tâm sắc dục đoạn tuyệt thì con đường sanh tử luân hồi mới chấm dứt và không còn tái sinh nữa.
-
Tâm tán loạn
là tâm còn nhiều tham ưu, nên niệm này kế tiếp niệm khác, suy tư lo nghĩ ưu phiền, lúc nào tâm cũng bất an. Trong kinh Tứ Niệm Xứ dạy tu tập bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, tức là phương pháp truy quét tâm hay còn gọi là...
-
Tâm tham ái
Tham là sự tham lam, ham muốn, thường con người ai cũng có tâm tham lam và ham muốn: nhưng có người tham muốn nhiều, lại có người tham muốn ít. Muốn từ bỏ tâm tham muốn thì nên lưu ý từng hành động nhỏ nhặt của như: ăn, uống,...
-
Tâm thanh thản, an lạc và vô sự
là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm không có dục. Muốn có Tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì tu tập pháp Xả Tâm Vô Lượng.Tâm Thanh Thản, An Lạc và Vô Sựlà trạng thái của một con người hết khổ đau, trạng thái...
-
Tâm thanh thản, an lạc và vô sự trước mọi nghịch cảnh
đó là cứu cánh; là giải thoát; là đạo đức thương mình, thương người. Đạo Phật chỉ có tâm bất độngthanh thản, an lạc và vô sự trước mọi nghịch cảnh, không phóng dật theo các ác pháp và chấm dứt chạy theo lòng ham muốn của mình.Người hiểu biết...
-
Tâm thanh tịnh
là tâm bất động, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Tâm thanh tịnh là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, là tâm có đủ đạo lực sai khiến (điều khiển) và làm chủ được sanh già, bệnh, chết, tức làm chủ nhân quả hay còn...
-
Tâm thanh tịnh bất động
là tâm không còn tham, sân, si.
-
Tâm thiền định
của đạo Phật là Tâm thanh tịnh, là tâm có đủ đạo lực sai khiến làm chủ sự sống chết.
-
Tâm thức
thuộc về thức uẩn có sự ghi nhớ, nhớ lại vô cùng tận, không bị không gian và thời gian hạn cuộc.
-
Tâm thường thanh tịnh
là tâm tùy tức.
-
Tâm tỉnh thức
khi bất chợt có người hỏi thì phải nhạy bén đối đáp, không thể ngơ ngơ mất tỉnh thức được. Phải luôn luôn quán tâm, khi tâm thanh thản biết tâm đang thanh thản, khi tâm khởi niệm biết tâm đang khởi niệm, thì dùng câu pháp hướng đánh bạt...
-
Tâm trạng tà dâm
Tâm trạng tà dâm là tâm không ngay chính. Khi khởi ý nhìn ngó một người nữ khác hay một người nam khác, khi thấy họ có sắc đẹp và có tài đức mà sinh lòng yêu thích thì biết ngay đó là tâm trạng tà dâm, là tâm không...
-
Tâm tư ô nhiễm
là tâm ác, tâm làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
-
Tâm từ
là lòng thương yêu tất cả chúng sanh. Lòng từ đối trị tâm sân hận. Do lòng thương yêu của tâm từ mà tâm sân hận của chúng ta không phát khởi và được tiêu diệt, bởi lòng thương yêu luôn luôn sẵn lòng tha thứ dù bất cứ một...
-
Tâm tùy tức
là tâm diệt tầm ác. Tâm tùy tức không có nghĩa là “tâm nương theo hơi thở”. Tâm tùy tức là "tâm định trên thân” có nghĩa là tâm hết phóng dật, khi tâm hết phóng dật thì tâm ở trên hơi thở vì hơi thở là thân hành nội...
-
Tâm vô lậu
là tâm đoạn diệt ngũ triền cái và thất kiết sử, tâm không còn khổ đau phiền não, lo lắng, sợ hãi, tức giận, than khóc , v.v...Tâm vô lậu là khi nào người ta chê, nói xấu, mạ lị, mạt sát, chửi mắng, mà tâm vẫn thản nhiên không...
-
Tâm vô minh
là lòng ham muốn. Có sự ham muốn là có sự vô minh. Vô minh ở đâu là ham muốn ở đó, ham muốn làm tăng thêm vô minh, vô minh làm tăng thêm ham muốn.
-
Tâm vô sự
Cách giữ tâm vô sự, thư giãn thì điểm quan trọng cần biết là mỗi niệm khởi lên đều mang theo tính chất sai bảo mình làm, hoặc không có tính chất sai bảo làm. Phải nhớ là khi niệm nào sai bảo mình làm gì thì nhất định không...
-
Tâm xả hành ấm
là tâm nhập Tứ thiền.
-
Tâm xả thức ấm
là tâm nhu nhuyến dễ sử dụng hướng đến Tam Minh.